Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dáng lãnh thổ Việt Nam
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dáng lãnh thổ Việt Nam Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 23 Địa lý lớp 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dáng lãnh thổ Việt Nam . Đây là tài ...
Giải bài tập SGK Địa lý lớp 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dáng lãnh thổ Việt Nam
Địa lý lớp 8 bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dáng lãnh thổ Việt Nam
. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 8 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ
- Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: Điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ; điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ; điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ, điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ.
- Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2.
- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Về mặt tự nhiên: Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ
- Theo chiều bắc - nam, nước ta kéo dài 1.650 km (15°vĩ tuyến).
- Theo chiều đông - tây nơi hẹp nhất là 50 km.
- Đường bờ biển dài 3.260 km có hình chữ s.
- Biên giới đất liền trên 4.550 km.
- Phần biển đảo thuộc Việt Nam mở rộng về phía đông và đông-nam, trên biển có nhiều đảo và quần đảo, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, có nhiều vũng vịnh đẹp.
- Vị trí thuận lợi, lãnh thổ mở rộng là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển toàn diện và hội nhập vào nền kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới.
II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
Giải bài tập 1 trang 86 SGK địa lí 8: Từ kinh tuyến phía Tây (1020Đ) tới kinh tuyến phía Đông (1170Đ), nước ta mở rộng bao nhiêu kinh tuyến và chênh nhau bao nhiêu phút thời gian (biết mỗi độ kinh tuyến chênh nhau 4 phút).
Trả lời:
- Từ kinh tuyến phía Tây đến kinh tuyến phía Đông mở rộng là 15° (117 °- 102°).
- Chênh nhau là 15° X 4 (phút) = 60 (phút)
Giải bài tập 2 trang 86 SGK địa lí 8: Vị trí địa lí và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Trả lời:
- Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.
- Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
- Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.
- Khó khăn: Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.
Giải bài tập 3 trang 86 SGK địa lí 8: Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta.
Trả lời:
Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với đường bờ biển kéo dài hình chữ s đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú. Lãnh thổ kéo dài nhiều vĩ độ đã làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ Bắc vào Nam. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước cùng vĩ độ, giảm tính nóng của vùng nhiệt đới, tăng tính ẩm nên nước ta không hình thành hoang mạc như các nước cùng vĩ độ.
Đối với giao thông vận tải: Tạo điều kiện cho nước ta phát triển nhiều loại hình giao thông từ đường bộ, đường biển, đường không. Nhưng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang nên khó bố trí một đầu mối giao thông chính cho cả nước; các hiện tượng đá lở, đất trượt, lũ lụt thường gây ách tắc giao thông.
Giải bài tập 4 trang 86 SGK địa lí 8: Kể tên một số đảo ra quần đảo quan trọng ở nước ta. Cho biết vịnh biển đẹp nhất ở nước ta, quần đảo xa nhất ở nước ta.
Trả lời:
Đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang)
Đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
Đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)
Đảo Cát Hải (Hải Phòng)
Quần đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)
Quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà)
- Vịnh biển đẹp nhất nước ta: Vịnh Hạ Long
- Quần đảo xa nhất nước ta là Trường Sa.
III. THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Vị trí địa lí
Trên bản đồ thế giới, nước Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp với Biển Đông. Việt Nam vừa gắn liền với lục địa châu Á rộng lớn, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương. Việt Nam nằm trên ngã tư của các đường hải và hàng không quốc tế quan trọng từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, nối liền châu Á với châu Đại Dương, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Trong tương lai, các tuyến đường sắt và đường bộ xuyên Á chạy qua Việt Nam nối liền các nước trong khu vực và châu lục. Với các phương tiện giao thông hiện đại, từ Việt Nam có thể dễ dàng đi tới khắp mọi nơi trên thế giới.
Người Việt Nam gọi Tổ quốc thân yêu của mình là đất nước, là giang sơn gấm vóc. Mảnh đất thiêng liêng nối liền một dải vây chạy dài từ điểm cực bắc trên cao nguyên Đồng Văn ở vĩ độ 23°23’B thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tới điểm cực nam trên bán đảo Cà Mau ở vĩ độ 8°34’B thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiên, tỉnh Cà Mau. Điểm cực tây của đất nước nằm trên đỉnh núi Khoan la san ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc ở kinh độ 102°10’Đ thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; điểm cực đông nằm trên bán đảo Hòn Gốm ở kinh độ 109°24’ thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Mảnh đất “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” ấy còn có vùng biển rộng nằm trên Biển Đông với trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở gần bờ và xa bờ. Vì thế hệ toạ độ địa lí của Việt Nam còn kéo dài tới tận khoảng vĩ độ trên 6°50’B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến trên 117°20’Đ tại Biển Đông.
Với hệ toạ độ địa lí trên, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới của bán cầu Bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và của chế độ gió mùa Đông Nam Á, đồng thời nằm trọn trong múi giờ thứ 7 so với giờ quốc tế (GMT).
2. Diện tích, lãnh thổ Lãnh thổ
Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
Vùng đất là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo ở Việt Nam có tổng diện tích là 329314,6 km2 (Theo Số liệu của Bộ Tài nguyên và môi trường và Tổng cục Thống kê năm 2004) đứng hàng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 19 châu Á và thứ 64 thế giới.
Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh và đường bờ biển. Nước Việt Nam có 4610 km đường biên giới, trong đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1406 km, đường biên giới Việt Nam - Lào dài 2067 km và đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài 1137 km.
Đường biên giới đất liền của Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia là đường biên giới do lịch sử để lại. Hiện nay các đường biên giới này đã được phân định và đang tiến hành cắm mốc. Các vấn đề có liên quan nảy sinh sẽ được các nước hữu quan tiếp tục giải quyết thông qua đàm phán thương lượng với những triển vọng rất tốt đẹp.
Nước Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km có hình cong như chữ s chạy dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía bắc đến Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía tây nam. Vùng biển Việt Nam bao gồm: Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền đã được luật pháp Việt Nam quy định phù hợp với luật biển, với các công ước và tập quán quốc tế. Theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng trên 1 triệu km2 tại Biển Đông.
Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên toàn bộ lãnh thổ; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương, trên đường di lưu và di CƯ của nhiều loài động thực vật nên Việt Nam có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng quí giá. Mặt khác, Việt Nam nằm trong vùng có nhiều thiên tai. Bão, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch thường xảy ra hàng năm nên cần. có các biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
Từ lâu đời, Việt Nam đã có mối quan hệ khăng khít với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và với các nước khác trên thế giới nhờ có vị trí địa lí rất thuận lợi