15/01/2018, 15:44

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 Giải bài tập môn Lịch sử lớp 8 Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 31 là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 hay ...

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 8 bài 31

là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 hay được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn giải các câu hỏi trong vở bài tập Lịch sử 8 theo chương trình. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài Tập 1 trang 107 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là

A. tư sản và vô sản

B. địa chủ phong kiến và tư sản

C. công nhân và nông dân

D. địa chủ phong kiến và nông dân

Câu 2. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở

A. Đà Nẵng

B. Huế

C. Gia Định

D. Hà Nội

Câu 3. Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam vào thời điểm

A. Ngày 1-9-1858

B. Ngày 17-2-1859

C. Ngày 24-2-1861

D. Ngày 5-6-1862

Câu 4. Người đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên Sông Vàng Cỏ Đông năm 1861 là

A. Nguyên Tri Phương

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định

D. Nguyễn Hữu Huân

Câu 5. Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là

A. Nguyễn Tri Phương

B. Nguyễn Trung Trực

C. Trương Định

D. Nguyễn Hữu Huân

Câu 6. Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là

A. Nguyễn Tri Phương

B. Phan Thanh Giản

C. Phan Đình Phùng

D. Hoàng Diệu

Câu 7. Vị vua hạ “Chiếu Cần Vương” kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên cứu nước là

A. Hàm Nghi

B. Hiệp Hoà

C. Duy Tân

D. Đồng Khánh

Câu 8. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy

B. Khởi nghĩa Ba Đình

C. Khởi nghĩa Hương Khê

D. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình

B. Khởi nghĩa Yên Thế

C. Khởi nghĩa Bãi Sậy

D. Khởi nghĩa Hương Khê

Câu 10. Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hoá xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là

A. địa chủ - tư sản - tiểu tư sản

B. công nhân - nông dân - tư sản

C. công nhân – tư sản - tiểu tư sản

D. địa chủ - công nhân - nông dân

Câu 11. Nguyễn Tất Thành đã quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì

A. muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào

B. muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hoá văn minh

C. muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập cho Việt Nam.

D. Tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước.

Hướng dẫn trả lời:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

D

A

A

B

C

D

A

C

B

C

A

Bài Tập 2 trang 108 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Lập bảng thống kê những sự kiện chính phản ánh những quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884.

Thời gian

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta

Ngày 1-9-1858

   

Tháng 2-1859

   

Tháng 2-1862

   

Tháng 6-1867

   

Ngày 20-11-1873

   

Ngày 25-4-1882

   

Hướng dẫn trả lời:

Thời gian

Quá trình xâm lược của thực dân Pháp

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta

Ngày 1-9-1858

Pháp chiếm bán đảo Sơn Trà, mở màn cuộc xâm lược Việt Nam

Triều đình lãnh đạo nhân dân chống trả quyết liệt.

Tháng 2-1859

2-1859 Pháp kéo vào Gia Định

- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Trong đó nhân dân địa phương tự động chống giặc.

Tháng 2-1862

- Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa, Đại đồn Chí Hòa thất thủ sau đó Pháp chiếm Định Tường – Biên Hòa -Vĩnh Long.

- Quân ta kháng cự mạnh nhưng không thắng.

- Nguyễn Trung Trực đốt cháy Tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861)

- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp tại Tân Hòa - Gò Công chuyển về Tân Phước.

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Miên) chống Pháp.

Tháng 6-1867

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn 1 viên đạn

- Phan Tôn – Phan Liêm ở Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc.

- Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười – Tây Ninh phối hợp với Pu côm bô (Cao Miên) chống Pháp.

- Nguyễn Hữu Huân ở Tân An, Mỹ Tho.

- Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông (Rạch Giá)

- Dùng thơ văn để chiến đấu: như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp, Phan Văn Trị.

Ngày 20-11-1873

- Pháp đánh thành Hà Nội lần I.

- Pháp chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lý, Ninh Bình, Nam Định

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình, nhưng thất bại, bị thương nhịn ăn mà chết.

- Con là Nguyễn Tri Lâm tử trận ở cửa ô Thanh Hà

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ một

Ngày 25-4-1882

- Pháp đánh thành Hà Nội lần II.

- Pháp chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.

- Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành.

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thư hai

Ngày 18-8-1883

18-8-1883 Hạm đội Pháp đánh Thuận An

Việt Nam là thuộc địa, nửả phong kiến của Pháp.

Bài Tập 3 trang 109 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy nối các mốc thời gian với sự kiện lịch sử sao cho đúng.

Thời gian

Sự kiện lịch sử

1. Ngày 5-6-1862

2. Ngày 15-3-1874

3. Ngày 25-8-1883

4. Ngày 6-6-1884

A, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác- măng (Hiệp ước Quý Mùi)

B, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt.

C, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.

D, Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1-D, 2-C, 3-A, 4-B

Bài Tập 4 trang 109 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương theo bảng sau

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Hình thức, nội dung hoạt động

1. Khởi nghĩa Ba Đình

       

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy

       

3. Khởi nghĩa Hương Khê

       

Hướng dẫn làm bài:

Tên cuộc khởi nghĩa

Thời gian

Người lãnh đạo

Địa bàn hoạt động

Hình thức, nội dung hoạt động

1. Khởi nghĩa Ba Đình

1886- 1887

Phạm Bành

Đinh Công Tráng

- Xây dựng căn cứ Ba Đình (Thanh Hoá) kiên cố, cấu trúc độc đáo.

- Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 -1887.

2. Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885- 1892

Nguyễn Thiện Thuật

Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

3. Khởi nghĩa Hương Khê

1885- 1896

- Phan Đình Phùng

- Cao Thắng

Hương Khê

- Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.

- Từ năm 1889, liên tục tập kích lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,...

Bài Tập 5 trang 110 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy điền nội dung phù hợp vào cột bên phải hoàn chỉnh bảng thống kê sau về các sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX.

Thời gian

Nội dung sự kiện

Tháng 5-1904

Tháng 11-1907

Tháng 3-1909

Tháng 2-1913

 

Hướng dẫn làm bài:

Thời gian

Nội dung sự kiện

Tháng 5-1904

Tháng 11-1907

Tháng 3-1909

Tháng 2-1913

Thành lập Hội Duy Tân.

Đông Kinh nghĩa thục.Tháng 11/1907, trường bị đóng cửa, hầu hết giáo viên bị bắt, sách báo bị cấm hoặc tịch thu

Trận Hàm Lợn tháng 3-1909

Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã

Bài Tập 6 trang 110 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Hãy nối các nhân vật lịch sử với xu hướng cách mạng của họ cho đúng.

Nhân vật lịch sử

Xu hướng cách mạng

1. Phan Bội Châu

2. Phan Châu Trinh

3. Lương Văn Can

4. Hoàng Hoa Thám

A, Dựa vào Pháp chống phong kiến, thực hiện cải cách

B, Vũ trang chống Pháp

C, Dựa vào nhân dân chống Pháp và Phong Kiến

D, Mở trường học giáo dục lòng yêu nước

E, Nhờ Nhật chống Pháp giành độc lập.

Hướng dẫn làm bài:

Nối 1-E, 2-A, 3-D, 4-B

Bài Tập 7 trang 110 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX theo bảng sau.

Nội dung nhận xét

Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

Chủ trương đường lối

   

Biện pháp đấu tranh

   

Thành phần than gia

   

Hình thức hoạt động

   

Hướng dẫn làm bài:

Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX:

  • Giống nhau: Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.
  • Khác nhau:

Bài Tập 8 trang 111 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Kết cục thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang của Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX nói lên điều gì?

Hướng dẫn làm bài:

  • Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương (phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896).
  • Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
  • Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại: Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
  • Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
  • Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

Bài Tập 9 trang 111 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 8

Từ các tri thức lịch sử, hãy nêu nhận xét về đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến Tranh thế giới thứ nhất?

Hướng dẫn làm bài:

Đặc diếm của phong trào yêu nước

Cuối thế kỉ XIX

Đầu thế ki XX

Hoàn cảnh

- Nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.

- Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình tổ chức bộ máy cai trị.

- Thực dân Pháp tiến hành chuơng trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

- Nền kinh tế, xã hội có nhiều biến đổi.

Lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu yêu nước hưởng ứng Chiếu Cần vương hoặc những nông dân yêu nước.

Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản, hoặc binh lính yêu nước trong quân đội Pháp.

Khuynh hướng

Phong kiến.

Dân chủ tư sản.

Lực lượng

Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức phong kiến yêu nước, binh lính,..), nhất là nông dân.

Rất đông đảo (sĩ phu, trí thức tiến bộ, binh lính, công nhân ...), nhất là nông dân.

Mục tiêu

- Đấu tranh chống Pháp, khôi phục lại chế độ phong kiến (phong trào Cần vương) hoặc để bảo vệ cuộc sống bình yên (khởi nghĩa Yên Thế).

- Đấu tranh chống Pháp nhằm khôi phục độc lập, xây dựng nhà nước mới.

- Đấu tranh đòi quyền lợi vể kinh tế.

Hình thức

Khởi nghĩa vũ trang.

Khởi nghĩa vũ trang, bạo động, cải cách, đình công...

Quy mô

Rộng khắp, chủ yếu là Bắc và Trung Kì.

Rộng khắp, bao gồm cả Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì.

Kết quả

Thất bại.

Thất bại.

0