Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX Giải bài tập môn Lịch sử lớp 9 Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 1 tổng hợp lời giải ...
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 1
tổng hợp lời giải hay, giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 9 hiệu quả và chính xác. Đây sẽ là tài liệu hay để học tốt môn Lịch sử lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bài tập 1 trang 3 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1. Ý không phản ánh đúng tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Nhân dân Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế người chiến thắng.
B. Đất nước phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề về người và của
C. Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại đến 10 năm
D. Liên Xô nhờ sự giúp đỡ của Mĩ để khôi phục đất nước sau Chiến tranh
Câu 2. Nhiệm vụ chính của nhân dân Liên Xô tròn kế hoạch 5 năm 1946-1950
A. Khôi phục và phát triển kinh tế đất nước
B. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
C. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vẹ hoà bình, chống chiến tranh.
D. Tất cả các nhiệm vụ trên.
Câu 3. Sự liện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã khẳng định
A. Vị trí cường quốc số một thế giới về vũ khí nguyên tử của Liên Xô
B. Liên Xô là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyên tử
C. Liên Xô phá chế ra độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ
D. Sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN)
Câu 4. Trong những năm 50-60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ, chiếm 20%
A. sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
B. sản lượng nông nghiệp của toàn thế giới
C. sản lượng điện của toàn thế giới
D. sản lượng khai thác than của toàn thế giới
Câu 5. Lãnh đạo của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp vô sản
C. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản
D. Tầng lớp tri thức yêu nước
Câu 6. Sự hình thành chính thức hệ thống XHCN đước đánh dấu bằng sự kiện
A. Liên bang Xô Viết được thành lập, chiếm 1/6 diện tích thế giới
B. Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời sau chiến tranh thế giới thứ Hai
C. Hội động tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập 8-1-1949.
D. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bắt tay xây dựng xã hội chủ nghĩa (năm 1949)
Câu 7. Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập nhằm mực đích
A. đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN
B. tăng cường sự cạnh tranh với các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa (TBCN)
C. đối phó với chính sách cấm vận, bao vây kinh tế Mĩ.
D. Tất cả các mục đích trên.
Câu 8. Tổ chức liên hợp quốc Vác-sa-va là một liên minh
A. Kinh tế - quân sự giữa các nước XHCN
B. Quân sự giữa các nước XHCN
C. Mang tính chất phong thủ về chính trị- quân sự giữa cac nước XHCN Đông Âu.
D. Kinh tế - chính trị - văn hoá- quân sự giữa các nước XHCN ở Châu Âu
Hướng dẫn làm bài:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
D |
A |
C |
A |
B |
C |
A |
C |
Bài tập 2 trang 5 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp với nội dung lịch sử Liên Xô
1. Từ năm 1946 đến năm 1950 |
A, Chế tạo thành công bom nguyên tử |
|
2. Năm 1949 |
B, Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 4 |
|
3. Từ năm 1951 đến năm 1960 |
C, Khôi phục, phát triển nên kinh tế sau chiến tranh |
|
4. Từ năm 1956 đến năm 1960 |
D, Phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ |
|
5. Năm 1957 |
G, Phóng tàu “Phương Đông” đưa con người đầu tiên bay vòng quanh trái đất |
|
6. Từ năm 1959 đến năm 1965 |
H, Thực hiện kế hoạch 7 năm |
|
7. Năm 1961 |
Hướng dẫn làm bài:
Nối 1-C, 2-A, 3-B, 4-C, 5-D, 6-H, 7-G
Bài tập 3 trang 5 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Trong công cuộc xây dựng XHCN từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên xô đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào?
Hướng dẫn làm bài:
Liên Xô tiến hành các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to lớn
- Kinh tế:
- Công nghiệp: Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…
- Nông nghiệp: sản lượng tăng trung bình hàng năm 16%.
Khoa học kỹ thuật: - Năm 1957 là nước đầu tiên phóng thành công vệ t vệ tinh nhân tạo của Trái Đất
- Năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người
- Xã hội: có nhiều biến đổi:
- Chính trị ổn định
- Tỷ lệ công nhân chiếm 55 % số người lao đông.
- Trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ trung học và đại học).
- Đối ngoại:
- Là trụ cột của hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Là chỗ dựa chohòa bình hòa bình và cách mạng thế giới .
- Ý nghĩa:
- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống, củng cố quốc phòng.
- Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của đế quốc Mỹ và đồng minh Mỹ
Bài tập 4 trang 5 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hình dưới đây là nhân vật lịch sử nào? Hãy giới thiệu đôi nét về sự kiện lịch sử gắn liền với nhân vật đó?
Hướng dẫn làm bài
Nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Alekseievich Gagarin trở thành con người đầu tiên vào vũ trụ khi ông vào quỹ đạo Trái Đất trên con tàu Vostok 1 của Liên Xô vào 12 tháng 4 1961, ngày này bây giờ trở thành một ngày lễ ở Nga và một số nước. Ông bay vòng quanh Trái Đất trong 108 phút
Trong một thời gian dài, bộ máy tuyên truyền Xô-Viết thường nhấn mạnh rằng trong chuyến bay đầu tiên của con người lên vũ trụ, tất cả đều thuận buồm xuôi gió, nhưng kỳ thực đã có biết bao khó khăn và cả mạo hiểm về mặt kỹ thuật đã xảy ra vào ngày này, nửa thế kỷ trước.
Cho dù trên con tàu Vostok 1, hầu như mọi thao tác đều do máy móc tự động thực hiện, nhưng Gagarin đã thực sự là một “người hùng” khi phải trải qua mọi khó khăn và thử thách trong chuyến bay đáng nhớ ấy.
Ngày 12-4-1961, một nữ nông dân cùng con gái đã ngạc nhiên chứng kiến cảnh một người - trong trang phục kỳ lạ của các nhà phi hành - nhảy dù xuống một cánh đồng tại vùng ven thành phố mang tên Engels ở tỉnh Saratov (Liên Xô).
Hai mẹ con ngỡ ngàng và hơi hoảng sợ trước những gì được thấy, nhưng họ đã yên lòng phần nào khi người đàn ông tiến đến gần họ và nói bằng tiếng Nga, rằng anh là người Xô-viết, vừa trở về từ vũ trụ, và cần gọi điện khẩn cấp về Moscow.
Sự trở về của Gagarin đánh dấu một bước tiến mới của Liên Xô trong cuộc đua công nghiệp vũ trụ với Hoa Kỳ, sau thắng lợi vào đầu tháng 11-1957, khi Moscow đưa thành công vệ tinh Sputnik-2 cùng vật nuôi đầu tiên trên thế giới - cô chó Laica – lên vũ trụ.
Gagarin sinh ngày 9-3-1934 tại làng Klushino (về sau nơi đây được mang tên ông), gần thị trấn Gzhatsk, tỉnh Smolensk - cha ông là thợ mộc, mẹ là nông dân. Thuở nhỏ, ông chịu ảnh hưởng lớn từ người thày dạy toán, từng phục vụ trong binh chủng không quân Liên Xô thời Ðệ nhị Thế chiến.
Năm 17 tuổi, Gagarin theo học đúc khuôn tại một trường dạy nghề, rồi tiếp tục học lên ở trường Trung cấp Công nghiệp Saratov. Trong thời gian này, ông có dịp tham gia CLB Hàng không Saratov và tập lái máy bay hạng nhẹ.
Sau khi tốt nghiệp trung cấp, Gagarin nhập ngũ và từ năm 1957, ông tiếp tục theo học Trường Trung cấp Hàng không quân sự ở TP Orenburg - tại đây, ông làm quen với Valentina Goryacheva, sau trở thành vợ ông và là mẹ của hai con ông.
Từ năm 1957 cho đến khi được chọn vào đội ngũ các nhà du hành vũ trụ, Gararin là phi công lái máy bay tiêm kích trong binh chủng không quân Liên Xô. Tháng 3-1960, cùng 19 ứng viên khác, ông tham gia khóa huấn luyện cho chuyến du hành vũ trụ đầu tiên.
Bài tập 5 trang 6 Sách Bài Tập (SBT) Lịch Sử 9
Hãy hoàn thành các câu trả lời dưới đây để hiểu được sự hình thành và kết quả hợp tác trong hệ thống XHCN từ khi thành lập đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
- Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va
Hướng dẫn làm bài:
- Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV)
- Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của cac nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là: Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức. Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân
- Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va
- Vào năm 1955, thì khối NATO đã phê chuẩn hiệp ước Pari (1954) nhằm tái vũ trang cho Tây Đức, đưa Tây Đức gia nhập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô, chống CHDC Đức. Việc làm này đã làm chO hOà bình và an ninh châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng.
- Thành lập ngày 14 – 5 – 1955 gồm 8 nước Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Anbani, Bungari, Rumani.
- Mục tiêu: Giữ gìn hoà bình an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, duy trì hOà bình, an ninh ở châu Âu và thế giới, cũng cố tình hữu nghị, sự hợp tác của các nước chủ nghĩa xã hội.Tăng cường sức mạnh quân sự cho các nước Đông Âu giữ gìn hoà bình, an ninh của Liên Xô và các nước Đông Âu. Đối phó với mọi âm mưu gây chiến của bọn đế quốc. Tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các nước đế quốc.