15/01/2018, 15:44

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh Học tốt Ngữ văn 11 Giải bài tập Ngữ văn lớp 11 Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11 : Thao tác lập ...

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 11

Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh, VnDoc.com đã tổng hợp tài liệu gồm những câu hỏi và kèm theo những gợi ý trả lời sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn 11. 

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 11: Thao tác lập luận so sánh

Luyện tập

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới. Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Núi sông bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác. Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có. (Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)

1. Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt nào?

2. Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì ?

3. Sức thuyết phục của đoạn trích?

Gợi ý trả lời

1. Trong đoạn trích này, Nguyễn Trãi đã khẳng định nước Đại Việt (phía Nam) có tất cả những điều mà nước Trung Quốc (phía Bắc) có như: văn hoá, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt,...

Đó là những điểm giống nhau giữa hai nước, đồng thời Nguyễn Trãi cũng nhấn mạnh sự khác nhau giữa Đại Việt và Trung Quốc.

- Văn hoá (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu).

- Lãnh thổ (Núi sông bờ cõi đã chia).

- Phong tục (Phong tục Bắc Nam cũng khác).

- Chính quyền riêng (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phιίσηg).

- Hào kiệt (Song hào kiệt đời nào cũng có).

2. Sức thuyết phục của đoạn trích là qua những điểm khác nhau đó chứng tỏ Đại Việt là một nước độc lập tự chủ. Ý đồ muốn thôn tính, muốn sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc là hoàn toàn trái đạo lí không thể chấp nhận được.

3.Nhờ lập luận so sánh, đoạn văn có sức thuyết phục mạnh mẽ, đem đến cho người đọc niềm tin và niềm tự hào dân tộc. Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực.

------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu: , để giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn 11. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời các bạn tham khảo bài soạn văn mẫu bài Thao tác lập luận so sánh mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

0