15/01/2018, 15:43

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đét

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đét Giải bài tập môn Địa lý lớp 7 Bài tập môn Địa lý lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng ...

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đét

Bài tập môn Địa lý lớp 7

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Câu 1: Quan sát hình 35.1 - Lược đồ tự nhiên châu Mĩ (tr.l 10 SGK) và kết hợp với vốn hiểu biết, hãy mô tả hệ thống núi An-đét theo gợi ý cụ thể dưới đây

  • Hệ thống núi An-đét nằm ở ven biển phía ... lục địa
  • Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng từ ... xuống ... với nhiều đỉnh núi cao.
  • Sườn ... của dãy An-đét hướng ra Thái Bình Dương, vùng biển này có dòng hải lưu ... chảy qua
  • Dãy An-đét thuộc Pê-ru, nằm ở vòng đai khí hậu ...

Trả lời

  • Hệ thống núi An-đét nằm ở ven biển phía tây lục địa Nam Mĩ
  • Gồm nhiều dãy núi song song chạy theo hướng từ Bắc xuống Nam với nhiều đỉnh núi cao.
  • Sườn tây của dãy An-đét hướng ra Thái Bình Dương, vùng biển này có dòng hải lưu lạnh chảy qua
  • Dãy An-đét thuộc Pê-ru, nằm ở vòng đai khí hậu nhiệt đới

Câu 2: Quan sát hình 46.1 và 46.2, tr. 139 SGK

a) Hãy kể tên các đai thực vật từ thấp lên cao ở hai sườn tây và đông của dãy An-đét.

  • Sườn tây: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: ...
  • Sườn đông: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: ...

b) Hãy giải thích sự thay đổi của các đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi

Trả lời

a) Các đai thực vật từ thấp lên cao ở hai sườn tây và đông của dãy An-đét:

  • Sườn tây: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: Thực vật nửa hoang mạc, cây bụi xương rồng, đồng cỏ cây bụi, đồng cỏ núi cao, băng tuyết
  • Sườn đông: từ thấp lên cao có các vành đai thực vật: rừng nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng lá kim, đồng cỏ, đồng cỏ núi cao, băng tuyết.

b) Giải thích sự thay đổi của các đai thực vật từ chân núi lên đỉnh núi:

  • Sường đông mưa nhiều hơn sườn tây.
  • Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào.
  • Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn.

Câu 3: Ở chân núi An-đét cho đến độ cao 1000m, ở sườn núi phía đông là rừng nhiệt đới, ở sườn núi phía tây là thực vật nửa hoang mạc.

a) Em hãy cho biết loại khí hậu của từng thảm thực vật trên

b) Vì sao lại có sự khác nhau về các đai thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy núi An-đét như vậy?

Trả lời

a)

Ở chân núi An-đét cho đến độ cao 1000m, ở sườn núi phía đông là rừng nhiệt đới là khí hậu nhiệt đới

Ở sườn núi phía tây là thực vật nửa hoang mạc là khí hậu xích đạo

b)

  • Sường đông mưa nhiều hơn sườn tây
  • Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh
  • Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc
0