15/01/2018, 15:43

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới Giải bài tập môn Địa lý lớp 7 Bài tập môn Địa lý lớp 7 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải ...

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 47: Châu Nam Cực - Châu lục lạnh nhất thế giới

Bài tập môn Địa lý lớp 7

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 46: Thực hành sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy núi An-đét

Giải bài tập SBT Địa lí 7 bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương

Câu 1: Quan sát hình 47.1 - Lược đồ tự nhiên châu Nam Cực, tr. 140 SGK kết hợp với vốn hiểu biết, hãy hoàn thành bảng dưới đây

CHÂU NAM CỰC

Diện tích

Tên các biển tiếp giáp

Tên các đại dương tiếp giáp

     

Trả lời

CHÂU NAM CỰC

Diện tích

Tên các biển tiếp giáp

Tên các đại dương tiếp giáp

14,1 triệu km2

- Biển Rôt

- Biển A-mu-xen

- Biển Bê-li-hao-đen

- Biển Oet-đen

- Đại Tây Dương

- Thái Bình Dương

- Ấn Độ Dương

Câu 2: Trình bày sơ lược về lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực?

Trả lời

Nam Cực là châu lục được biết đến muộn nhất.

Con người đã phát hiện ra châu Nam Cực vào cuối thế kỉ XIX, nhưng mãi đến đầu thế kỉ XX một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên được lục địa và sau đó tiến sâu dần vào vùng nội địa

Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện. Đã có nhiều nước như Nga, Hoa Kìm Pháp, ... xây dựng trạm nghiên cứu tại đây

Ngày 1/12/1959 đã có 12 quốc gia kí "Hiệp ước Nam Cực", quy định việc khảo sát Nam Cực chỉ giới hạn vì mục đích hòa bình và không công nhận đòi hỏi về việc phân chia lãnh thổ, tài nguyên của châu Nam Cực

Cho đến nay, châu Nam Cực vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sinh sống trong các trạm nghiên cứu khoa học, được trang bị những thiết bị kĩ thuật hiện đại.

Câu 3: Quan sát hình 47.2-Biểu đồ nhiệt độ của hai địa điểm ở châu Nam Cực, tr.141 SGK, nêu nhận xét về chế độ nhiệt của châu Nam Cực theo gợi ý cụ thể dưới đây

a) Nhận xét về chế độ nhiệt tại trạm Lít-tơn A-mê-ri-can

  • Nhiệt độ tháng lạnh nhất là ... độ C, tháng ...
  • Nhiệt độ tháng cao nhất là ... độ C, tháng ...
  • Như vậy, tại đây quanh năm có nhiệt độ ...

b) Nhận xét về chế độ nhiệt tại trạm Vô-xtốc

  • Nhiệt độ tháng lạnh nhất là ... độ C, tháng ...
  • Nhiệt độ tháng cao nhất là ... độ C, tháng ...
  • Như vậy, tại đây quanh năm có nhiệt độ ...

c) Nhận xét chung về chế độ nhiệt tại châu Nam Cực

Trả lời

a) Nhận xét về chế độ nhiệt tại trạm Lít-tơn A-mê-ri-can

  • Nhiệt độ tháng lạnh nhất là -42 độ C, tháng 9
  • Nhiệt độ tháng cao nhất là -10 độ C, tháng 1
  • Như vậy, tại đây quanh năm có nhiệt độ luôn âm, lạnh khắc nghiệt.

b) Nhận xét về chế độ nhiệt tại trạm Vô-xtốc

  • Nhiệt độ tháng lạnh nhất là -73 độ C, tháng 10
  • Nhiệt độ tháng cao nhất là -38 độ C, tháng 1
  • Như vậy, tại đây quanh năm có nhiệt độ luôn âm, lạnh khắc nghiệt.

c) Nhận xét chung về chế độ nhiệt tại châu Nam Cực: Nhiệt độ quanh năm luôn dưới 0 độ C, biên độ nhiệt cao, khí hậu lạnh quanh năm, lạnh khắc nghiệt.

Câu 4: Hoàn thành sơ đồ sau

Trả lời

Bài tập địa lý

0