13/01/2018, 10:43

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (trang 177 sgk Lịch Sử 12): – Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ...

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)


(trang 177 sgk Lịch Sử 12): – Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ tiếp sau thắng lợi Vạn Tường (8 – 1965). Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường.

Trả lời:

* Những thắng lợi:

– Quân và dân ta đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên địch, phá hủy các phương tiện chiến tranh của địch.

– Bước vào mùa khô thứ nhất (1965 – 1966) quân ta đã đánh địch bằng nhiều phương thức tác chiến, trên mọi hướng.

– Bước vào mùa khô thứ hai (1966 – 1967), Mĩ tiếp tục mở cuộc phản công với quy mô lớn hơn nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, cũng bị quân ta đánh trả lại.

– Ở các vùng nông thôn và thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn…đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

– Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

* Ý nghĩa của chiến thắng Vạn Tường.

– Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

– Chiến thắng này đã chứng tỏ rằng: quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ về quân sự.

(trang 177 sgk Lịch Sử 12): – Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở miền Nam đã diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa.

Trả lời:

* Hoàn cảnh:

– Mâu thuẫn trong nội bộ nươc Mĩ sau cuộc bầu cử năm 1968, tạo điều kiện cho ta tiếp tục đấu tranh chống Mĩ cứu nước.

– Tương quan lực lượng có lợi cho ta, Trung ương Đảng đã ra chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.

* Diễn biến:

– Ngày 31 – 1 – 1968, cuộc tập kích của quân chủ lực vào các đô thị miền Nam đã mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy.

– Diễn ra qua 3 đợt: từ đêm 30 – 1 đến ngày 25 – 2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9 – 1968.

– Quân dân ta ở miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37/44 tỉnh, 4/6 đô thị lớn, 64/242 quận lị và ở hầu khắp các “ấp chiến lược”, các vùng nông thôn.

– Tại Sài Gòn, Quân giải phóng tiến công các vị trí đầu não của địch… phá hủy một khối lượng lớn vật chất và phương tiện chiến tranh của chúng.

* Kết quả:

– Nhiều lực lượng mới chống Mĩ, chống chính quyền Sài Gòn ra đời.

– Mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ, cứu nước được mở rộng.

– Tổ chức Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình ở Sài Gòn, Huế và toàn miền Nam, đại diện cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị, được thành lập.

– Mĩ phải tuyên bố chấm dứt ném bom không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận ngồi vào bàn Hội nghị Paris để đàm phán với ta

* Ý nghĩa:

– Cuộc Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ,

– Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

(trang 180 sgk Lịch Sử 12): – Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc từ năm 1965 đến năm 1968 như thế nào?

Trả lời:

* Âm mưu:

– Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

– Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

– Uy hiếp tinh thần, làm lay ý chí chống Mĩ của nhân ta ở hai miền.

* Thủ đoạn:

– Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, mở rộng chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc.

– Mĩ dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ’ (ngày 5 – 8 – 1964), chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Miền Bắc đã lập được những thành tích gì trong sản xuất và chiến đấu chống tranh phá hoại của Mĩ từ năm 1965 đến năm 1968?

– Trong chiến đấu:

+ Thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào lắp công sự, hầm hào…

+ Chống lại hành động phá hoại của kẻ thù bằng các phương tiện, vũ khí hiện đại.

– Trong sản xuất:

+ Phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước phát triển rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân.

+ Trong nông nghiệp: diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên.

+ Trong công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển.

+ Giao thông vận tải được bảo đảm thường xuyên và thông suốt.

(trang 183 sgk Lịch Sử 12): – Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “ĐôngDương hóa chiến tranh” (1969 – 1973).

Trả lời:

– Âm mưu: “Dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”

– Thủ đoạn: Lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hõa với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

(trang 183 sgk Lịch Sử 12): – Nêu những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên các mặt trận quận sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 – 1973).

Trả lời:

* Mặt trận quân sự:

– Ngày 30 – 4 đến 30- 6 – 1970, quân dân Việt Nam – Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân Sài Gòn, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.

– Từ 12 – 2 đến 23 – 3 – 1971, quân dân Việt Nam – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của Mĩ và quân Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.

– Chiến thắng ở Đường 9 – Nam Lào, quân tình nguyện của ta cùng với quân dân Campuchia đã giành chiến thắng đập tan cuộc hành quân mang tên “Toàn thắng 1 – 71”.

– Những thắng lợi trên bước đầu làm phá sản bước đầu chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ, mở ra khả năng thực tế làm phá sản hoàn toàn chiến lược đó.

* Mặt trận chính trị – ngoại giao:

– Ngày 6 – 6 – 1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao.

– Ngày 24 đến 25 – 4 – 1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương quyết tâm đoàn kết chống Mĩ.

– Tháng 1 – 1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được ký kết.

(trang 185 sgk Lịch Sử 12): – Miền Bắc đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1969 đến năm 1973?

Trả lời:

– Nông nghiệp:

+ Chính phủ đề ra chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi là ngành chính.

+ Các hợp tác xã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học-kỹ thuật, năng suất tăng đạt từ 6 đến 7 tấn trên một hécta.

– Công nghiệp: Được khôi phục nhanh chóng, đầu tư xây dựng nhiều công trình nhà máy thủy điện. Các ngành công nghiệp trọng điểm có bước phát triển, giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142%.

– Giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục.

– Văn hóa, giáo dục, y tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định.

(trang sgk Lịch Sử 12): – Trận“Điện Biên Phủ trên không” đã diễn ra như thế nào từ ngày 18 đến ngày 29 – 12 – 1972? Nêu kết quả và ý nghĩa.

Trả lời:

– Để xoay chuyển tình thế trên chiến trường và trên bàn hội nghị, đế quốc Mĩ đã tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác trong 12 ngày đêm (từ ngày 18 đến ngày 29 – 12 – 1972).

– Với tinh thần bất khuất, quyết đánh quyết thắng, Đảng và nhân dân ta đã đánh trả Mĩ những đòn đích đáng.

– Kết quả: quân ta bắn rơi được 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ, đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của chúng, lập nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

– Ý nghĩa: “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranhh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973).

(trang 187 sgk Lịch Sử 12): – Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định.

Trả lời:

* Bối cảnh lịch sử:

– Mĩ thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, tuyên bố ngừng ném bom ở miền Bắc và chuẩn bị đàm phán.

– Ngày 13 – 3 – 1968, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa hai bên là: đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì.

– Ngày 25 – 1 – 1969, Hội nghị Pari họp với sự có mặt của bốn bên là: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) và Mĩ.

– Năm 1972, thất bại trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973)

* Nội dung cơ bản của Hiệp định Pari

– Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

– Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

– Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

– Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

– Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

– Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

– Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

* Ý nghĩa

– Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.

– Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam

– Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút hết quân về nước.

– Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 1 (trang 188 sgk Sử 12): Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Lời giải:

* Giống nhau:

– Tính chất: đều là hình thức chiến tranh xâm lược kiểu mới nhằm chiếm đất giành dân và đặt ách thống trị thực dân mới của Mĩ.

– Thủ đoạn: đều tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam, đồng thời phá hoại miền Bắc, có sự phối hợp trên cả 3 mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.

* Khác nhau:

Đặc điểm Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
Lực lượng tham chiến Gồm 3 loại quân: quân Mĩ (giữ vai trò quan trọng), quân Đồng Minh và quân đội Sài Gòn Gồm 3 loại quân: quân đội Sài Gòn (chủ yếu), quân Mĩ và quân Đồng Minh (tham chiến giai đoạn đầu)
Vai trò của người Mĩ trên chiến trường Chỉ huy, cố vấn, tham chiến trực tiếp Chỉ huy, cố vấn, tham chiến (giai đoạn đầu)
Quy mô, mức độ ác liệt

– Quy mô lớn hơn “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.

– Ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” giai đoạn trước đó.

– Quy mô lớn hơn, toàn diện hơn “chiến tranh cục bộ”, mở rộng ra toàn Đông Dương và thế giới (bằng thủ đoạn ngoại giao).

– Ác liệt nhất

Câu 2 (trang 188 sgk Sử 12): Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?

Lời giải:

* Giai đoạn 1965 – 1968:

– Khẩu hiệu: “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

– Xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc – Nam và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

– Cung cấp hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác…cho miền Nam.

* Giai đoạn 1968 – 1973:

– Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào, Campuchia.

– Trong 3 năm (1969 – 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi là nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia; khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó…

Câu 3 (trang 188 sgk Sử 12): Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam – Lào – Camphuchia? Kết quả ra sao?

Lời giải:

– Thủ đoạn của Mĩ:

+ Sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

+ Mĩ đã chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia ngày 18 – 3 – 1970, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương

– Kết quả:

+ Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia ( từ tháng 4 đến 6 – 1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân.

+ Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan, buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.

– Ở Việt Nam, trên hai miền Nam – Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi…

– Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.

Từ khóa tìm kiếm:

  • bài 22 lịch sử 12

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 – 1973)
  • Bình luận “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” – Văn hay lớp 9
  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 14 phần 1: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XIII)
  • Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động
  • Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
  • Giải Hóa lớp 8 bài 40: Dung dịch
  • Giải Lý lớp 10 Bài 11 : Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
  • Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
0