Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại (trang 38 sgk Lịch Sử 11): – Lập bảng hệ thống về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật vào buổi đầu thời cận đại. Trả lời: Lĩnh vực Tác giả – Tác ...
Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại
(trang 38 sgk Lịch Sử 11): – Lập bảng hệ thống về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật vào buổi đầu thời cận đại.
Trả lời:
Lĩnh vực | Tác giả – Tác phẩm |
Văn học |
– Cooc-nây (1606 – 1684) bi kịch cổ điển Pháp. – La Phông-ten (1621 – 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp. – Mô-li-e (1622 – 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp… – Ban-dắc (Pháp 1799 – 1850). – An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 – 1875). – Pu-skin (Nga, 1799 – 1837). – Tào Tuyết Cần (1716 – 1763) của Trung Quốc; Nhật Bản có nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 – 1725); ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784),… => Phản ánh hiện thực xã hội ở các nước trên thế giới thời kỳ cận đại. Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. |
Nghệ thuật |
Âm nhạc – Bét tô ven – Đức – sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng. – Mô da (1756-1791)- người Áo. * Hội họa Rem-bran (1606-1669) – hà Lan, vẽ chân dung, phong cảnh. * Những thành tựu về mặt tư tưởng, văn hóa đến thế kỉ XIX – Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755); Vôn-te (1694 – 1778); G. Rút-tô (1712 – 1778) => Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích” |
(trang 41 sgk Lịch Sử 11): – Lập bảng hệ thống về các tác giả, tác phẩm nổi tiếng thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Lĩnh vực | Tác giả – Tác phẩm |
Văn học |
– Vích to Huy-gô (1802 – 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ. Lép Tôn-xtôi (1828 – 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh ….chống lại phong kiến Nga Hoàng – Mác-Tuên (1935 – 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc …. – Pu-skin – Nga; Ban dắc – Pháp….. – Lỗ Tấn (1881 – 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,… – Ra-bin-đra-nát Ta-go – Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn…tập Thơ Dâng…thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo… – Hô-xê Mác-ti (1823 – 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba. |
Nghệ thuật |
– Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới. – Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)… Lê-vi-tan (Nga) – Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng |
(trang 43 sgk Lịch Sử 11): – Trình bày những hiểu biết của em về chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Trả lời:
Hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng:
– Sự bóc lột tàn nhẫn người lao động của giai cấp tư sản.
– Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu và bóc lột.
– Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanhximông, Phuriê, Ooen.
– Những mặt tích của CNXH không tưởng
– Nhân thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột lao động.
– Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.
– Hạn chế:
– Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.
– Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân.
– Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong XH lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác.
(trang 43 sgk Lịch Sử 11): – Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào và có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội?
Trả lời:
– Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là một hệ thống lý luận khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử:
– Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
– Sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
– Phong trào công nhân phát triển, cùng với học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do C.Mác và Ph. Ăngghen thành lập, được Lê-nin phát triển.
– Nội dung
– Kế thừa, phát triển có chọn lọc những thành tựu của khoa học xã hội và tự nhiên mà loài người đã đạt được, chủ yếu từ thế kỉ XIX (định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, học thuyết tế bào, thuyết tiến hóa của các giống loài, các trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế Anh và lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp).
– Học thuyết gồm bà bộ phận chính: triết học, kinh tế – chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp chặt chẽ với nhau).
– Điểm khác: Xây dựng học thuyết của mình trên quan điểm, lập trường giai cấp công nhân, thực tiễn đấu tranh của phong trào cách mạng vô sản thế giới,hình thành hệ thống lý luận vừa mới khoa học vừa cách mạng
– Vai trò
– Là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là cương lĩnh cách mạng cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, xây dựng xã hội cộng sản.
– Và mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển của khoa học (tự nhiên và xã hội, nhân văn).
Câu 1 (trang 43 sgk Sử 11):Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ nổi tiếng thời Cận đại.
Lời giải:
Câu 2 (trang 43 sgk Sử 11):Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa thời cận đại: tác giả, năm sinh-năm mất, tác phẩm, nhận xét về những đóng góp và hạn chế.
Lời giải:
Lĩnh vực | Tác giả – Tác phẩm |
Văn học |
Đầu thời cận đại: – Cooc-nây (1606 – 1684) bi kịch cổ điển Pháp. – La Phông-ten (1621 – 1695) là nhà thơ ngụ ngôn Pháp. – Mô-li-e (1622 – 1673) là người mở đầu cho nền hài kịch cổ điển Pháp… – Ban-dắc (Pháp 1799 – 1850). – An-đéc-xen (Đan Mạch, 1805 – 1875). – Pu-skin (Nga, 1799 – 1837). – Tào Tuyết Cần (1716 – 1763) của Trung Quốc; Nhật Bản có nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 – 1725); ở Việt Nam thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 – 1784),… lợi của chủ nghĩa tư bản. Trong suốt thời cận đại: – Vích to Huy-gô (1802 – 1885): Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ. Lép Tôn-xtôi (1828 – 1910): Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka rê ni na, Phục sinh ….chống lại phong kiến Nga Hoàng – Mác-Tuên (1935 – 1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc …. – Pu-skin – Nga; Ban dắc – Pháp….. – Lỗ Tấn (1881 – 1936): A.Q. Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc,… – Ra-bin-đra-nát Ta-go – Ấn Độ, thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn…tập Thơ Dâng…thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo… Hô-xê Mác-ti (1823 – 1893): nhà thơ nổi tiếng của Cu ba. |
Nghệ thuật |
– Kiến trúc: Cung điện Véc xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pa-ri-Pháp), là bảo tàng bằng hiện vật lớn nhất thế giới. – Hội hoạ: họa sĩ Van Gốc (Hà Lan) với tác phẩm Hoa hướng dương, Phu-gita (Nhật Bản), Pi-cát-xô (Tây Ban Nha)… Lê-vi-tan (Nga) Rem-bran (1606-1669) – hà Lan, vẽ chân dung, phong cảnh. – Âm nhạc: Trai-cốp-ki với Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng Bét tô ven – Đức – sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng. – Mô da (1756-1791)- người Áo. * Những thành tựu về mặt tư tưởng, văn hóa đến thế kỉ XIX – Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755); Vôn-te (1694 – 1778); G. Rút-tô (1712 – 1778) => Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích” |
Nhận xét:
Đóng góp: Phản ánh hiện thực xã hội ( nghèo đói, khốn khổ, cơ cực, chiến tranh xâm lược phi nghĩa…), sử dụng ngòi bút để đấu tranh với quân xâm lược và chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản đi lên, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, góp phần làm giàu cho tri thức của nhân loại
Hạn chế: Những đóng góp trên không thể nào đánh thắng được bọn quyền lực, thống trị ; không thể giúp cho nhân dân ra khỏi vòng nô lệ
Câu 3 (trang 43 sgk Sử 11):Dẫn một tác phẩm văn học, nghệ thuật(tự chọn), nêu đôi nét về sự phản ánh đời sống xã hội đương thời của tác phẩm đó.
Lời giải:
– Những người khốn khổ:
– Ghi lại những nét hiện thực về xã hội Pháp vào khoảng 1830. Một xã hội tư sản tàn bạo được phản ánh trong những nhân vật phản diện như Giave, Tênácđiê. Tình trạng cùng khổ của người dân lao động cũng được mô tả bằng những cảnh thương tâm của một người cố nông sau trở thành tù phạm, một người mẹ, một đứa trẻ sống trong cảnh khủng khiếp của cuộc đời tối tăm, ngạt thở. Dưới ngòi bút của Hugo, Paris ngày cách mạng 1832 đã sống dậy, tưng bừng, anh dũng, một Paris nghèo khổ nhưng thiết tha yêu tự do.
– Diễn tả xã hội tư sản với một số nhân vật độc ác, tàn nhẫn, vô lương tâm, trình bày chế độ như một thực thể nhất trí trong việc áp bức, bóc lột, ruồng rẫy những người cùng khổ, đè lên người họ như một thứ định mệnh khốc liệt với các thứ công cụ ghê tởm như tòa án, tổ chức cảnh binh, quân đội, nhà tù, với báo chí, dư luận, thành kiến, tập quán.
Từ khóa tìm kiếm:
- bài tập lịch sử 10 về thành tựu văn hóa Ấn Độ
- Thanh tuu van hoa thoi can dai viet nam dau 18
- giải bài tập lịch sử 11 bài 7
- Giải bài tập lịch sử 11 trang 46
- Giải bài tập lịch sừ trang 43 lịch sừ 11
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
- Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Nghị luận xã hội về nỗi lo và sự rèn luyện, tu dưỡng – Văn hay lớp 12
- Giải bài tập Địa lí lớp 8 Bài 4: Thực hành: Phân tích hoàn lưu gió mùa ở châu Á
- Giải Sinh lớp 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1925)