13/01/2018, 10:35

Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (trang 125 sgk Lịch Sử 11): – Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Trả lời: Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân ...

Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX


(trang 125 sgk Lịch Sử 11): – Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Sau Hiệp ước Hácmăng năm 1883 và Patơnốt năm 1884 thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

– Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.

– Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước

– Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.

– Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi Hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị).

=> 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.

=> Chiếu Cần vương thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta, phong trào kéo dài 12 năm.

(trang 128 sgk Lịch Sử 11): – Tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn.

Trả lời:

a. Diễn biến

Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX trải qua 2 giai đoạn chính:

* 1885-1888:

– Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

– Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

– Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ

– Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng….

– Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

– Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiêri.

* 1888-1896:

– Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước.

– Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

– Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

– Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê… Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

b. Đặc điểm:

– Ưu điểm:

+ Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào.

+ Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh.

– Hạn chế:

+ Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc.

+ Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định.

(trang 129 sgk Lịch Sử 11): – Trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

Trả lời:

Diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy:

– Từ năm 1885 đến 1887, xây dựng căn cứ Bãi Sậy, tỏa ra hoạt động ở đồng bằng, khống chế các tuyến giao thông đường bộ, đường sông Thái Bình, sông Hồng, sông Đuống.

– Nghĩa quân tổ chức thành những phân đội nhỏ từ 10 – 15 người, trà trộn vào dân để hoạt động.

– Từ năm 1888, bước vào chiến đấu quyết liệt. Pháp xây dựng hệ thống đồn bốt dày đặc, “dùng người Việt trị người Việt” để cô lập nghĩa quân. Quân ta di chuyển linh hoạt, đánh thắng một số trận lớn, đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.

(trang 131 sgk Lịch Sử 11): – Mô tả cấu trúc của căn cứ Ba Đình.

Trả lời:

Cấu trúc của căn cứ điểm Ba Đình được xây dựng ở ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa), do Phạm Bành và Đinh Công Tráng chỉ huy.

Tại đây, nghĩa quân đã xây dựng một căn cứ chống Pháp vững chắc. Bao bọc xung quanh căn cứ là lũy tre dày đặc và một hệ thống hào rộng, rồi đến lớp thành đất cao đến 3 mét, chân thành rộng từ 8 mét đến 10 mét, trên thành có các lỗ châu mai. Phía trong thành có hệ thống giao thông hào dùng để vận động và tiếp tế khi chiến đấu. Ở những nơi xung yếu đều có công sự vững chắc. Các ngôi đình của ba làng được biến thành các chốt đóng quân, nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào, có thể hỗ trợ nhau.

(trang 131 sgk Lịch Sử 11): – Trình bày diễn biến của khởi nghĩa Ba Đình.

Trả lời:

Diễn biến

– Xây dựng căn cứ độc đáo: chiến luỹ bằng những sọt tre nhồi rơm trộn bùn, dày 8 -10 mét, trên mặt có các lỗ châu mai, rào kín bằng luỹ tre, cuối cùng là vòng cọc tre vót nhọn cắm quanh chân thành.

– Ngoài căn cứ chính còn có căn cứ Mã Cao.

– Nghĩa quân có khoảng 300 người, hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, các toán lính hành quân qua căn cứ.

– Tháng 12/1886, Pháp tập trung quân tấn công vào Ba Đình nhưng thất bại.

– Ngày 06/01/1887, địch huy động 2500 quân bao vây căn cứ.

Khởi nghĩa thất bại.

(trang 133 sgk Lịch Sử 11): – Tóm lược các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê.

Trả lời:

* Các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê: phát triển qua 2 giai đoạn:

– 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí. (0,75đ)

+ Tập hợp, huấn luyện binh sĩ, phiên chế thành 15 thứ quân, do các tướng lĩnh có uy tín chỉ huy.

+ Rèn đúc vũ khí, chế tạo thành công súng trường theo kiểu 1874 của Pháp.

+ Đào đắp công sự Ngàn Trươi, Vụ Quang hình thành hệ thống chiến luỹ hoàn hảo, tích trữ lương thảo

– 1888-1896: Bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Liên tiếp mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch.

+ Tiêu biểu: trận tập kích ở thị xã Hà Tĩnh (8-1892) và trận phục kích địch ở núi Vụ Quang (10-1894)

+ 28-12-1895 Phan Đình Phùng hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu đến năm 1896 mới tan rã.

(trang 133 sgk Lịch Sử 11): – Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

Trả lời:

* Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì:

+ Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896).

+ Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

+ Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân.

+ Nghĩa quân chế tạo được súng trường( súng 1874)

+ Phương thức tác chiến:tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt…

(trang 135 sgk Lịch Sử 11): – Tóm lược các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913.

Trả lời:

Diễn biến:

* Giai đoạn 1 (1884 → 1892)

– Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)

* Giai đoạn 1893 → 1892

– Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở

– Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp

– Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh

* Giai đoạn 3:

Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần

– 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại

– Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng ất) cho dân

Câu 1 (trang 136 sgk Sử 11):Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình?

Lời giải:

Nội dung so sánh Nghĩa quân Bãi Sậy Nghĩa quân Ba Đình
Cách tổ chức – Đóng quân ở Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương) nhưng không tập trung quân ờ đây mà chia thành những toán nhỏ cơ động linh hoạt, trà trộn với dân và hoạt động trên khắp các tuyến giao thông thuỷ bộ ở đồng bằng Bắc Kì, địa bàn rộng hơn và không cố thủ ở một nơi. – Nghĩa quân có khoảng 300 người chiến đấu tập trung trong căn cứ Ba Đình được xây dựng kiên cố, vững chắc.
Chiến đấu

— Sử dụng lối đánh du kích với yếu tố bất ngờ, tấn công quân địch khi chúng đang trên đường hành quân.

— Ngoài đánh địch còn tiến hành binh vận, chống càn, đánh đồn..

Ban đầu chặn đánh các đoàn xe vận tải của địch, nhưng về sau chủ yếu là chiến đấu tập trung dựa vào hệ thống công sự của căn cứ Ba Đình.

Câu 2 (trang 136 sgk Sử 11):Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương theo mẫu sau:

Lời giải:

STT Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1

Khởi nghĩa Ba Đình(1886 – 1887)

Phạm Bành,

Đinh Công Tráng..

– Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.

– Trận đánh nổi tiếng nhất diễn ra vào tháng 1 – 1887

Tiêu hao sinh lực địch, làm chặn quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp

Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.

2.

Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)

– Nguyễn Thiện Thuật

– Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương)

– Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người), chăn đánh địch theo lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.

– Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.

– Để lại bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.

3

Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896)

– Phan Đình Phùng

– Cao Tháng

* 1885 – 1888: chuẩn bi lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,…

* Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét cùa địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.

– Là cuôc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương. – Để lại nhiều bài học kinh nghiệm vể tổ chức hoạt động, tác chiến.

Câu 3 (trang 136 sgk Sử 11):Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp?

Lời giải:

Nội dung Phong trào nông dân Yên Thế Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đích Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương đất nước. Đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Lãnh đạo Xuất thân từ nông dân Văn thân, sĩ phu yêu nước.
Thời gian tồn tại 30 năm (1884 – 1913) 11 năm (1885 – 1896)
Phương thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến Khởi nghĩa vũ trang
Tính chất Dân tộc Dân tộc (phạm trù phong kiến)

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965)
  • Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
  • Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
  • Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt (Kim Lân) – Văn hay lớp 12
  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 25 phần 4: Phong trào Tây Sơn
  • Thuyết minh về chiếc nón lá – Văn hay lớp 8
  • Phân tích tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ – Văn hay lớp 9
  • Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
0