13/01/2018, 10:35

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX (trang 164 sgk Lịch Sử 10): – Hãy trình bày những nét lớn về tình hình nước Đức ở giữa thế kỉ XIX Trả lời: – Tình hình kinh tế + Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ ...

Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX


(trang 164 sgk Lịch Sử 10): – Hãy trình bày những nét lớn về tình hình nước Đức ở giữa thế kỉ XIX

Trả lời:

– Tình hình kinh tế

+ Đến giữa thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức phát triển nhanh chóng, từ một nước nông nghiệp Đức trở thành nước công nghiệp.

+ Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lỗi tư bản chủ nghĩa.

– Tình hình chính trị

+ Phân tán về chính trị, chia cắt lãnh thổ, thị trường không thống nhất. Điều này cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Yêu cầu lớn là thống nhất đất nước.

– Tình hình xã hội

+ Giai cấp công nhân ra đời nhưng còn non yếu

+ Nhiều quý tộc, địa chủ chuyển hướng kinh doanh tư bản chủ nghĩa trở thành quý tộc tư sản hóa.

(trang 164 sgk Lịch Sử 10): – Dựa vào lược đồ hãy trình bày diễn biến chính của quá trình thống nhất nước Đức.

Trả lời:

Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện từ trên xuống thông qua ba cuộc chiến tranh với các nước láng giềng:

– Năm 1864, Bi-xmac gây chiến tranh với Đan Mạch, chiếm Hôn-xtai-nơ và Sơ-lê-xvich thuộc Hắc Hải và Bantich

– Năm 1866, Bi-xmac gây chiến tranh với Áo, Đức thành lập Liên bang Bắc Đức

– Năm 1870 – 1871, Bi-xmac gây chiến tranh với Pháp thu phục các bang miền Nam thống nhất nước Đức.

(trang 167 sgk Lịch Sử 10): – Kết hợp lược đồ, hãy trình bày diễn biến chính của quá trình thống nhất I-ta-li-a.

Trả lời:

Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:

– 4/1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp – Pi-ê-môn-tê thắng lợi. Đồng thời cao trào cách mạng của quần chúng chống Áo cũng bùng nổ mạnh mẽ ở miền Trung. Kết quả 3/1860, các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

– 4/1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” cả Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. Vương quốc I-ta-li-a được thành lập, do vua Pi-ê-môn-tê làm QUốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.

– 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a

– 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, quân Pháp bị thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.

(trang 169 sgk Lịch Sử 10): – Hãy nêu đặc điểm của nước Mỹ ở giữa thế kỉ XIX

Trả lời:

– Giữa thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ tồn tại hai hiện tượng: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, miền Nam phát triển kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ. Nảy sinh mâu thuẫn giữa miền Nam với miền Bắc.

– Nhờ điều kiện thuận lợi, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, cả công nghiệp và nông nghiệp nhưng chế độ nô lệ lại cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

– Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.

– Phong trào đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ nô lệ ở miền Nam diễn ra mạnh mẽ.

(trang 169 sgk Lịch Sử 10): – Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc nội chiến ở nước Mĩ.

Trả lời:

– 12/4/1861, nội chiến bùng nổ.

– Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

– 1/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ, nhiều nô lệ gia nhập vào quân đội miền Bắc, sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.

– 9/4/1865, nội chiến kết thúc, thắng lợi thuộc về quân Liên bang. Chế độ nô lệ ở miền Nam bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 1 (trang 169 sgk Sử 10): Tại sao nói: Sự nghiệp thống nhất nước Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản.

Lời giải:

– Sự nghiệp thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ nhằm xóa bỏ sự cản trở của chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

– Lãnh đạo là giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hóa.

– Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân

– Xu thế phát triển là xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Câu 2 (trang 169 sgk Sử 10): Hãy cho biết hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Lời giải:

– Thống nhất đất nước, thị trường dân tộc được thống nhất.

– Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức, I-ta-li-a và ở các nước hình thành các công ty độc quyền rồi đi đến chủ nghĩa đế quốc.

– Chính cách thống nhất bằng quân sự góp phần khiến hai nước Đức và I-ta-li-a sau này trở thành những lò lửa chiến tranh.

Bài viết liên quan

  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
  • Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 6: Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ
  • Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu
  • Giải bài tập Lịch sử 10 Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
  • Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
  • Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 – 1939)
  • Giải Hóa lớp 9 bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh hệ tuần hoàn
0