Giải bài tập kính thiên văn
Bài 34: Kính thiên văn A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn - Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa. - Kính thiên văn có hai bộ phận chính • Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn ...
Bài 34: Kính thiên văn A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn - Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa. - Kính thiên văn có hai bộ phận chính • Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (nhiều mét) • Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính. • Vật kính và thị kính có quang trục và khoảng cách giữa 2 kính có thể thay đổi được. ...
Bài 34: Kính thiên văn
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn
- Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa.
- Kính thiên văn có hai bộ phận chính
• Vật kính L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (nhiều mét)
• Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.
• Vật kính và thị kính có quang trục và khoảng cách giữa 2 kính có thể thay đổi được.
2. Số bội giác của kính thiên văn
Khi ngắm chừng ở vô cực: Goo = f1/f2
B. CÂU HỎI VẬN DỤNG
C1. Tại sao khi điều chỉnh kính thiên văn ta không dời toàn bộ kính như với kính hiển vi?
Hướng dẫn
Khi ngắm chừng ở kính hiển vi, ta cần đưa toàn bộ ỏng kính (cả vật kính lần thị kính) lại gần hay ra xa vật, còn khi ngắm chừng ở kính thiên văn khúc xạ, ta điều chỉnh thị kính lại gần hay ra xa vật kính.
Sự khác nhau trong việc điều chỉnh khi ngắm chừng ở hai kính là do:
- Ớ kính hiển vi, khoảng cách từ vật đến kính rất nhỏ, còn ở kính thiên văn khoảng cách này rất xa.
- Ờ kinh thiên văn, việc di chuyển toàn bộ kính như trên kính hiển vi không có tác dụng, vì ảnh qua vật kính luôn nằm trên tiêu diện ảnh của vật kính.
C. CÂU HỎI - BÀI TẬP
1. Nêu công dụng và cấu tạo cùa kính thiên văn.
Hướng dẫn
Công dụng của kính thiền văn: Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông ảnh lớn so với góc trông vật đôl với những vật ở rất xa.
Cấu tạo của kính thiên văn: Kính thiên văn có hai bộ phận chính:
- Vật kính L1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (nhiều mét).
- Thị kính L2 là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.
2. Vẽ đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Hướng dẫn
Đường truyền của chùm tia sáng qua kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực được biểu diễn trên hình 34.1 dưới đây.
3. Viết công thức về số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực.
Hướng dẫn
Công thức về số bội giác của kính thiên văn ngắm chừng ở vô cực: Goo = f1/f2
Trong đó f1 là tiêu cự của vật kính còn f2 là tiêu cự của thị kính.
4. Giải thích tại sao tiêu cự vật kính của kính thiên văn phải lớn? Đặt f1 và f2 lần lượt là tiêu cự của vật kính và thị kính của kính thiên văn.
Hướng dẫn
Tác dụng chính của kính thiên vàn là tạo ảnh có góc trông lớn so với góc trông vật đối với những vật ở rất xa, tức là số bội giác phải lớn.
Từ công thức Goo = f1/f2. Ta thấy rằng muôn Goo > lớn thì f1 phải lớn.
Xét các biểu thức:
(1) f1+f2. (2)f1/f2. (3) f2/f1
Hãy chọn đáp án đúng ở các bài tập 5 và 6 dưới đây:
5. Số bội giác của kính thiên văn ngăm chừng ở vô cực có biểu thức nào?
A. (1) B. (2).
C. (3). D. Biểu thức khác.
Hướng dẫn
Đáp án B. (2)
6. Khoảng cách giừa vật kính và thị kính của kính thiên vãn ngắm chừng ớ vô cực có oiểu thức nào?
A. (1). B. (2).
C. (3). D. Biểu thức khác.
Hướng dẫn
Đáp án A (1)
7. Vật kính của một kính thiên vãn dùng ở trường học có tiêu cự f1 = 1,2 m. Thị kính là một thâu kính hội tụ có tiêu cự f2 = 4cm. Tính khoảng cách giữa hai kính và số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.
Hướng dẫn
Khi ngắm chừng ở vo cực thì khoảng cách giữa hai kính là: a = f1 + f2 = 120 + 4 = 124cm
Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là: Goo = f1/f2 = 120/4 = 30