Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (trang 25 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 23, hãy cho biết: + Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. + Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí: xuân phân, hạ chí, thu ...
Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
(trang 25 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 23, hãy cho biết:
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
+ Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở các vị trí: xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí
Trả lời:
– Trái Đất chuyển động quay Mặt Trởi theo hướng từ Tây sang Đông.
– Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở vị trí: xuân phân, hạ chỉ, thu phân và đông chí vẫn không thay đổi.
(trang 26 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 23, cho biết:
+ Trong ngày 22-6 (hạ chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
+ Trong ngày 22-12 (đông chí), nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời?
Trả lời:
– Trong ngày 22 – 6 (hạ chí), nữa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.
– Trong ngày 22- 12 (đông chí), nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.
(trang 26 sgk Địa Lí 6): – Quan sát hình 23 và cho biết:
+ Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?
+ Khi đó lúc 12 giờ trưa ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào nơi nào trên bề mặt Trái Đất?
Trả lời:
– Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày 21 – 3 (xuân phân) và 23 – 9 (thu phân).
– Khi đó ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc vào đường xích đạo trên bề mặt Trái Đất.
Câu 1: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Lời giải:
Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiểu ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa bán cầu ấy. Vì vậy, trong năm, thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.
Câu 2: Vào những ngày nào trong năm, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
Lời giải:
Vào các ngày 21 – 3 (xuân phân) và ngày 23 – 9 (hạ chí), hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau.
Câu 3: Dựa vào bảng dưới đây, em hãy cho biết cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm – dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch bao nhiêu ngày:
Lời giải:
Cách tính ngày bắt đầu các mùa ở nửa cầu Bắc theo âm – dương lịch chênh với ngày bắt đầu các mùa theo dương lịch khoảng 44 – 47 ngày.
Từ khóa tìm kiếm:
- giải vở bài tập địa lý 6 bài 3
- giai bai tap dia li lop 6 bai 8 su chuyen dong cua trai dat puanh mat troi
- Giúp tôi giải vở bài tập trang 28 bài 8 sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời câu hỏi 1 em hãy nhớ chữ số 1 với 1 trong bài chữ b chữ A B C để được câu trả lời đúng
- giải bài tập sgk địa lí lớp 6 bài 3 : sự chuyển động quanh trái đất quanh mặt trời
- giúp tôi giải địa lý lớp 6
Bài viết liên quan
- Giải Sinh lớp 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân
- Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất
- Giải bài tập Địa lý 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- Giải Lý lớp 8 Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều
- Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch