Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản (trang 49 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào bảng trên, em hãy kể tên một số khoảng sản và nêu công dụng của chúng. Trả lời: – Dựa vào cột khoáng sản và cột công dụng nêu tên khoáng sản và công dụng của chúng. Ví ...
Giải bài tập Địa lí lớp 6 Bài 15: Các mỏ khoáng sản
(trang 49 sgk Địa Lí 6): – Dựa vào bảng trên, em hãy kể tên một số khoảng sản và nêu công dụng của chúng.
Trả lời:
– Dựa vào cột khoáng sản và cột công dụng nêu tên khoáng sản và công dụng của chúng.
Ví dụ: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt… dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất…
(trang 49 sgk Địa Lí 6): – Nêu tên một số khoáng sản ở địa phương em.
Trả lời:
Tùy theo địa phương mà có những loại khoáng sản khác nhau.
Ví dụ: Ở Bến Tre có cát giống, cát lòng sông, sét gạch ngói.
(trang 50 sgk Địa Lí 6): – Tại sao gọi là mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh?
Trả lời:
– Nhưng khoáng sản được hình thành do măcma, rồi được đưa lên gần mặt đấtvthành mỏ thì được gọi là các mỏ khoáng sản nội sinh, như các mỏ, đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc…
– Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là các mỏ khoáng sản ngoại sinh, như các mỏ: than, cao lanh, đá vôi…
Câu 1: Khoảng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
Lời giải:
Khoáng sản là những khoáng vật có ích, được con người khai thác và sử dụng vào mục đích kinh tế. Mỏ khoáng sản là nơi tập trung một số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác được.
Ví dụ: mỏ sắt, mỏ apatit…
Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng
Lời giải:
Theo công dụng, các khoáng sản được phân làm 3 loại:
– Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.
– Khoáng sản kim loại gồm 2 loại:
+ Kim loại đen như: sắt, mangan, titan, crôm… dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép…
+ Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm… dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm.
– Khoáng sản phi kim loại như: muối mỏ, apatit, thạch anh, đá vôi, cát, sỏi,… dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.
Câu 3: Qúa trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh khác nhau như thế nào?
Lời giải:
– Các mỏ nội sinh là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma).
– Các mỏ ngoại sinh được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa tích tụ…)
Từ khóa tìm kiếm:
- yhs-001
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 34: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới
- Giải bà tập Địa lí lớp 10 Bài 30: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Giải bài tập Địa lí lớp 12 Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
- Giải Toán lớp 8 Bài 6: Diện tích đa giác
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người
- Giải bài tập Địa lí lớp 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
- Giải Sinh lớp 6 Bài 32: Các loại quả