13/01/2018, 16:08

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 40: Địa lí ngành thương mại

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 40: Địa lí ngành thương mại Trang 154 sgk Địa Lí 10: Dựa vào sơ đồ (trang 154 — SGK), Trình bày các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá. Trả lời: – Hàng hóa: Vật mang ra trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao ...

Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 40: Địa lí ngành thương mại


Trang 154 sgk Địa Lí 10: Dựa vào sơ đồ (trang 154 — SGK), Trình bày các khái niệm về hàng hóa, dịch vụ, vật ngang giá.

Trả lời:

– Hàng hóa: Vật mang ra trao đổi trên thị trường. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Bất cứ những gì có thể và thu được tiền đều có giá trị hàng hóa, đều trở thành hàng hóa.

– Dịch vụ: Trong thị trường, dịch vụ được hiểu là "vật" mang ra trao đổi trên thị trường (ví dụ: công vận chuyển hàng hóa, công chuyển tiền đến một địa chỉ nào đó,…).

– Vật ngang giá: Để làm thước đo giá trị hàng hóa, giữa người bán và người mua phải chọn vật ngang giá. Vật ngang giá hiện đại là tiền tệ.

Trang 156 sgk Địa Lí 10: Quan sát hình 40 (trang 156 – SGK), em có nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới.

Trả lời:

– Các nước ở châu Âu, chau Á, Bắc Mĩ có tỉ trọng buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới lớn, đặc biệt là các nước châu Âu (chiếm 45%). Trong khi đó, các nước ở Trung và Nam Mĩ, châu Phi, Trung Đông,… chiếm tỉ trọng nhỏ trong buôn bán hàng hóa so với toàn thế giới.

– Có thể thấy trong buôn bán thế giới, các luồng hàng xuất nhập khẩu của các nước tư bản phát triển chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trị giá buôn bán của các nước Bắc Mĩ và châu Âu chiếm 63,3% giá trị buôn bán toàn thế giới.

– Việc buôn bán giữa các nước tư bản phát triển với nhau chiếm tỉ trọng lớn. Ở châu Âu 73,8% (năm 2004) giá trị ngoại thương là thực hiện giữa các nước này với nhau. Ở Bắc Mĩ, tỉ lệ này là 56,0%, còn ở châu Á là 50,3%.

Trang 156 sgk Địa Lí 10: Dựa vào bảng 40.1 (trang 156 – SGK), em có thể rút ra nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương phát triển hàng đầu thế giới năm 2001.

Trả lời:

– Các nước nay chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.

– Hầu hết các nước đều có cán cân xuất, nhập khẩu dương.

Câu 1: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Lời giải:

a, Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

b, Vai trò

– Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.

– Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

– Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

Câu 2: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới.

Lời giải:

– Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu.

– Sự ra đời của WTO và nhiều tổ chức kinh tế ở các khu vực khác trên thế giới cho thấy xu thế toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay.

– Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới, các nhóm nước phát triển, đang phát triển trên thế giới tăng liên tục.

– Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới là Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản. Các cường quốc về xuất nhập khẩu như Hoa Kì, CHLB Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới.

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu trang 157 – SGK

Lời giải:

a, Giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của các quốc gia:

– Hoa Kì: 2789.6 USD người.

– Trung Quốc: 657,2 USD/neuời.

– Nhật Bản: 4439.6 USD/nguờì.

b, Vẽ biểu đồ hình cột để thể hiện: trục tung thể hiện số USD/người, trục hoành thể hiện các nước. Lưu ý bản chú giải và tên biểu đồ.

c, Rút ra nhận xét cần thiết.

– Giá trị xuất khẩu theo bình quân đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp đến là Hoa Kì, sau đó là Trung Quốc.

– Trung Quốc có tổng giá trị xuất khẩu cao nhất trong ba nước, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người thấp nhất.

– Nhật Bản có tổng giá trị xuất khẩu thấp nhất, nhưng giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người cao nhất (gấp 1,6 lần Hoa Kì, gấp 6,7 lần Trung Quốc).

Từ khóa tìm kiếm:

  • giả bài thực hành địa 10 bài 34 trang 133 lời giải hay

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
  • Giải lý lớp 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
  • Giải Lý lớp 11 Bài 34: Kính thiên văn
  • Giải Sinh lớp 7 Bài 56: Cây phát sinh giới động vật
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Văn hay lớp 12
  • Tục ngữ có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời …” – Văn hay lớp 7
  • Giải Sinh lớp 10 Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
  • Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX
0