Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới Trang 77 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 12.1 (trang 44 – SGK), hãy cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp và những đới gió nào? Trả lời: – Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp ...
Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Trang 77 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 12.1 (trang 44 – SGK), hãy cho biết trên Trái Đất có những đai khí áp và những đới gió nào?
Trả lời:
– Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp Xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp tháp ôn đới và hai đai áp cao cực.
– Các đới gió trên Trái Đát: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
Trang 78 sgk Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức đã học ở bài 14, hãy cho biết ở mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu? Hãy kể tên các đới khí hậu đó.
Trả lời:
– Mỗi bán cầu có 7 đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
Trang 78 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 19.1 và 19.2 (trang 70 – SGK), hãy cho biết:
Sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới không?
Hãy lần lượt kể tên từng kiểu thảm thực vật từ cực về Xích đạo.
Trả lời:
– Sự phân bố của các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất tuân theo quy luật địa đới.
– Từ cực về Xích đạo có các kiểu thảm thực vật: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng có núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt âới, xích đạo.
– Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: băng tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xam rừng la rộng ồn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đổng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc: đá đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.
Trang 79 sgk Địa Lí 10: Quan sát hình 19.1 (trang 70 ở SGK), hãy cho biết: ở lục địa Bắc Mĩ, theo vĩ tuyến 40 từ đông sang tây có những kiểu thảm thực vật nào? Vì sao các kiểu thảm thực vật lại phân bố như vậy?
Trả lời:
– Các kiểu thảm thực vật:
+ Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới.
+ Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
+ Rừng lá kim.
+ Thảo nguyên và cây bụi chịu hạn.
+ Rừng lá kim.
– Có sự phân bố của các kiểu thảm thực vật này là do ảnh hưởng của sự phân bố lục địa, đại dương và dãy núi Cooc-đi-e chạy theo hướng kinh tuyến, làm cho khí hậu có sự phân hóa từ đông sang tây. Khu vực lục địa gần Đại Tây Dương ấm và ẩm, càng vào sâu trong lục địa càng nóng và khô. Khu vực Bồn địa lớn tuy gần Thái Bình Dương nhưng bị các dãy núi ven biển chắn gió biển nên cũng khô.
Câu 1: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và các biểu hiện của quy luật địa đới, quy luật phi địa đới
Lời giải:
Quy luật | Khái niệm | Nguyên nhân | Các biểu hiện |
Địa đới | Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần đại lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). | Do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời |
– Từ Bắc Cực có bảy vòng đai nhiệt. – Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp. – Các đới gió trên Trái Đất: gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực. – Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo. – Từ cực về xích đạo có các kiểu thảm thực vật: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo. – Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: bang tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đén nhiệt đới. |
Phi địa đới | Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan | Do nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất. Nguồn cung cấp năng lượng này đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao. |
a) Quy luật đai cao – Khái niệm: quy lật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao đại hình. – Nguyên nhân tạo nên các đai cao: sự giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi. – Biểu hiện: sự phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình. b) Quy luật địa ô – Khái niệm: quy luật đại ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình. – Nguyên nhân tạo nên quy luật địa ô là do sự phân bố đất liền và biển, đại dương, làm cho khí hậu ở lực địa bị phân hóa từ đông sang tây: càng vào trung tâm lục địa, tính lục địa càng tăng. Ngoài ra còn do ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến. – Biểu hiện của quy luật: sự thay đổi các kieur thảm thực vật theo kinh tuyến. |
Câu 2: Hãy lấy những ví dụ chứng minh rằng địa đới là quy luật phổ biến của các thành phần địa lí.
Lời giải:
– Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt:
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°c của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30°B và 30°N).
+ Hai vòng đai ôn hoà ờ hai bán cầu nậm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt +10°C tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh ờ các vĩ độ càn cực của hai bán cầu, nằm giữa đường dans nhiệt +10°C và 0°C của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C.
– Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: đai áp thấp Xích đạo, hai đai áp cao chí tuyến, hai đai áp thấp ôn đói và hai đai áp cao cực.
– Các đới gió trên Trái Đất: gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
– Mỗi bán cầu có các đới khí hậu: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới, cận xích đạo, xích đạo.
– Từ cực về Xích đạo có các kiểu thảm thực vật: hoang mạc lạnh; đài nguyên; rừng lá kim; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng cận nhiệt ẩm; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; hoang mạc, bán hoang mạc; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; xavan, cây bụi; rừng nhiệt đới, xích đạo.
– Từ cực về Xích đạo có các nhóm đất: băng tuyết; đất đài nguyên; đất pôtdôn; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất đỏ vàng (feralit), đất đen nhiệt đới.
Bài viết liên quan
- Nghị luận xã hội về câu nói:Có nhân hậu mới biết đồng cảm và sẻ chia – Văn hay lớp 12
- Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Văn hay lớp 12
- Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 19: Sự phân bố của sinh vật và đất trên Trái Đất
- Nghị luận xã hội về câu nói: Nghệ sĩ là con người biết khai thác những ấn tượng riêng – chủ quan – của mình, tìm thấy trong những ấn tượng đó có giá trị khái quát và biết làm cho những ấn tượng ấy có dược hình thái riêng – Văn hay lớp 12
- Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) – Văn hay lớp 12
- Giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 14: Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
- Bình luận câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”- Văn hay lớp 9
- Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sường đông và sường tây của dãy núi An-đet