Giải bài ôn tập chương 2 số học Toán 6 tập 1: Bài 107 đến bài 121 trang 98, 99, 100
Giải bài ôn tập chương 2 số học Toán 6 tập 1: Bài 107 đến bài 121 trang 98, 99, 100 Hướng dẫn Giải bài ôn tập chương 2 số học Toán 6 tập 1 : Bài 107, 108, 109 trang 98 ; Bài 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118 trang 99; Bài 119, 120, 121 trang 100 SGK Toán 6 tập 1 trên ...
Giải bài ôn tập chương 2 số học Toán 6 tập 1: Bài 107 đến bài 121 trang 98, 99, 100
Hướng dẫn Giải bài ôn tập chương 2 số học Toán 6 tập 1: Bài 107, 108, 109 trang 98; Bài 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118 trang 99; Bài 119, 120, 121 trang 100 SGK Toán 6 tập 1 trên Dethikiemtra.com
Bài 107. Trên trục số cho hai điểm a,b (h.53). Hãy:
a) Xác định điểm -a, -b trên trục số
b) Xác định điểm |a|, |b|, |-a|, |-b| trên trục số
c) So sánh các số a, b, -a, -b, |a|, |b|, |-a|, |-b| với số 0
a), b) Các em xác định như hình dưới đây
c) a< 0; b>0; -a>0; -b<0; |a| >0;|b| > 0; |-a| > 0; |-b| > 0 hoặc |a| = |-a| = -a > 0 và a < 0; |b| = |-b| = b >0 và -b < 0
|a| ≥ 0 với mọi a.
Bài 108. Cho số nguyên a khác 0. So sánh -a với a và -a với 0
Vì a ≠ 0 ⇒ a > 0 hoặc a < 0
Nếu a > 0 ⇒ -a < 0 ⇒ -a < a
Nếu a < 0 ⇒ -a > 0 ⇒ -a > a
Bài 109 trang 98. Dưới đây là tên và năm sinh của một số nhà toán học:
Tên | Năm sinh |
Lương Thế Vinh | 1441 |
Đề-Các | 1596 |
Pi-Ta-Go | -570 |
Gau-xơ | 1777 |
Ác-si-mét | -287 |
Ta-lét | -624 |
Cô-va-lép-xkai-a | 1850 |
Sắp xếp các năm sinh trên đây theo thứ tự thời gian tăng dần.
Sắp xếp các năm sinh trên đây theo thứ tự thời gian tăng dần: -624 < -570 < -287 < 1441 < 1596 < 1777 <1850
Bài 110 Ôn tập chương 2 Toán số học Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Cho ví dụ minh họa đối với các câu sai
a) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm
b) Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương
c) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
d) Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
a) Đúng; b) Đúng c) Sai ví dụ (-3).(-2) = 6; d) Đúng
Bài 111 trang 99. Tính các tổng sau:
a) [ (-13) +(-15)] +(-8)
b) 500 – (-200) – 210 – 100
c) –( -129) + (-119) –301 +12
d) 777 – (-111) –(-222) +20
Đáp án: a) [ (-13) +(-15)] +(-8) = (-28)+(-8) = -36
b) 500 – (-200) – 210 – 100 = 500+200 – 210 – 100 = 700 – 210 – 100=490 – 100 = 390
c) –( -129) + (-119) –301 +12= 129 – 119 – 301 +12 =10 +12 –301 = 22 – 301 = ( – 279)
d) 777 – (-111) –(-222) +20 = 777+111+222+20 = 1020
Bài 112 trang 99. Đố vui: Bạn Điệp đã tìm được hai số nguyên, số thứ nhất (2a) bằng hai lần số thứ 2 (a) nhưng số thứ 2 trừ đi 10 lại bằng số thứ nhất trừ đi 5 ( tức là a-10 =2a -5). Hỏi đó là hai số nào?
Theo bài ra ta có:
a – 10 =2a – 5 ⇔ 2a – a = 5 – 10 ⇔ a = -5
Vậy 2a = 2.(-5) = -10
Vậy số thứ nhất là -10; số thứ 2 là -5.
Bài 113.
Đố: Hãy điền các số 1;-1;2;-2;3;-3 vào các ô trống ở hình vuông (mỗi số vào một ô) sao cho tổng ba số trên mỗi dòng, mỗi cột hoặc mỗi đường chéo đều bằng nhau.
Tổng tất cả 9 số ở 9 ô của hình vuông là:
1+(-1)+2+(-2)+3+(-3)+4+0+5 = 9
⇒Tổng ba số trên mỗi dòng, mỗi cột, mỗi đường chéo là: 9:3 = 3
Do đó:
c = 3-(5+0) = -2 ; e = 3-[4+(-2)] = 1; a = 3-(1+0) = 2;
g = 3-(4+0) = -1; b = 3-[1+(-1)] = 3; d = 3-(2+4) = -3
2 | 3 | -2 |
-3 | 1 | 5 |
4 | -1 | 0 |
Bài 114 trang 99 – Ôn tập chương 2. Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn:
a) -8 < x < 8 ; b) -6 < x < 4 ; c) -20 < x < 21
Đáp án: a) Không có số nguyên x nào thỏa mãn điều kiện -8 < x < 8
b) Các số nguyên x thỏa mãn -6 < x < 4 là: -5;-4;-3;-2;-1;0;1;2;3. Tổng các số nguyên là: -5+(-4)+(-3)+(-2)+(-1) + 0+ 1+ 2 + 3 = -9
c) Các số nguyên x thỏa mãn -20 < x < 21 là: –19;-18;-17;-16;-15;-14;-13;-12;-11;-10;-9;-8; -7;-6;-5;-4;-3;-2;-1; 0;1;2;3;4;5;6;7;8;9;10; 11;12;13;14;15;16;17;18;19;20. Tổng các số nguyên là: = 20
Bài 115. Tìm a ∈ Z, biết:
a) |a| = 5; b) |a| = 0; c) |a| = -3;
d) |a| = |-5|; e) -11|a| = -22
Đáp án: a) |a| = 5 ⇒ a = ±5
b) |a| = 0 ⇒ a = 0
c) |a| = -3 Không có số a nào thỏa mãn vì |a| ≥ 0
d) |a| = |-5| ⇒ a = ±5
e) -11.|a| = -22 ⇒|a| = 2 ⇒ a =±2
Bài 116. Tính:
a) (-4).(-5).(-6);
b) (-3+6).(-4);
c)(-3-5).(-3+5);
d)(-5-13):(-6)
Đáp án: a) (-4).(-5).(-6) = (-120)
b) Cách 1: (-3+6).(-4)= 3.(-4) = (-12) Cách 2: = (-3).(-4)+ 6.(-4) = 12-24 = -12
c) (-3-5).(-3+5)= (-8).2 = -16
d) (-5-13):(-6)= (-18): (-6) = 3
Bài 117. Tính:
a) (-7)3.24
b) 54.(-4)2
Giải: a) (-7)3.24 = (-343).16 = -5488
b) 54.(-4)2 = 625.16 =10000
Bài 118 Toán 6. Tìm số nguyên x, biết:
a) 2x -35 =15; b) 3x +17 =2; c) |x-1| = 0
a) 2x -35 = 15
2x = 15+35
2x = 50
x = 50:2
x = 25
b) 3x + 17 = 2
3x = 2 – 17
3x = -15
x = -5
c) |x-1| = 0 x =1
Bài 119. Tính bằng hai cách:
a) 15.12-3.5.10;
b) 45-9.(13+5);
c) 29.(19-13) -19.(29-13)
Giải: a)15.12-3.5.10 = 180-150 = 30 (cách 1)
15.12-3.5.10 = 15.12-15.10 = 15.(12-10)= 15.2 = 30(cách 2)
b) 45-9.(13+5)= 45-9.18= 45-162= -117 (Cách 1)
45-9.(13+5)= 45-9.13-9.5 = 45-45-117 = 0-117 = -117 (cách 2)
c) 29.(19-13) -19.(29-13) =29.6 -19.16 = 174 – 304 = -130 (cách 1)
29.(19-13)-19.(29-13) = 29.19-29.13-19.29+19.13 = 29.19-19.29-29.13+19.13 = 0-(29.13-19.13)= 0-((29-19).13)=0-(10.13) = 0-130 = -130 (cách 2)
Bài 120. Cho hai tập hợp: A ={3;-5;7}; B ={-2;4;-6;8}
a) Có bao nhiêu tích ab( với a ∈ A và b ∈ B) được tạo thành?
b) Có bao nhiêu tích lớn hơn 0; bao nhiêu tích nhỏ hơn 0?
c) Có bao nhiêu tích là bội của 6?
d) Có bao nhiêu tích là ước của 20?
Giải: a) Có 12 tích a.b
b) Có 6 tích lớn hơn 0; 6 tích nhỏ hơn 0.
c) Có 6 tích là bội của 6 là : -6;12;-18;24;30;-42
d) Có 2 tích là Ước của 20 là: 10; -20
Bài 121 trang 100. Đố: hãy điền các số nguyên thích hợp vào các ô trống dưới đây sao cho tích của ba số ở ba ô liền nhau đều bằng 120:
Đáp án:
a | b | 6 | c | d | e | g | h | i | -4 | k |
Theo bài ra ta có:
Từ (1), (4) và (7) ⇒ a = c = g = – 4
Từ (2), (5) và (8) ⇒ b = d = h = k = 120:[(-4).6] = -5
Từ (3) và (6) ⇒ 6 = e = i
-4 | -5 | 6 | -4 | -5 | 6 | -4 | -5 | 6 | -4 | -5 |