Giải bài C1,C2,C3, C4,C5,C6 trang 47,48,49 SGK Lý 6: Đòn bẩy
Tóm tắt lý thuyết và giải bài tập C1 trang 47 ; bài C2 trang 48; bài C3,C4,C5,C6 trang 49 SGK Vật Lý 6: Đòn bẩy A: Tóm Tắt Lý Thuyết: Đòn bẩy Mỗi đòn bẩy đều có: – Điểm tựa là O – Điểm tác dụng của lực F là O1 – Điểm tác dụng của lực F2 là O2. Khi OO2 > OO1 thì F2 ...
Tóm tắt lý thuyết và giải bài tập C1 trang 47; bài C2 trang 48; bài C3,C4,C5,C6 trang 49 SGK Vật Lý 6: Đòn bẩy
A: Tóm Tắt Lý Thuyết: Đòn bẩy
Mỗi đòn bẩy đều có: – Điểm tựa là O – Điểm tác dụng của lực F là O1 – Điểm tác dụng của lực F2 là O2.
Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
Giải bài C1,C2,C3, C4,C5 trang 45 SGK Lý 6: Mặt phẳng nghiêng
B: Hướng dẫn giải bài tập trang 47,48,49 SKG Vật lý 6: Đòn bẩy
Bài C1: (trang 47 SGK Lý 6)
Hãy điền các chữ O; O1; O2 vào các vị trí thích hợp trên các hình 15.2; 15.3.
Đáp án và hướng dẫn giải bài C1:
Bài C2: (trang 48 SGK Lý 6)
Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng 15.1.
Đáp án và hướng dẫn giải bài C2:
Học sinh tự đo và viết kết quả.
Bài C3: (trang 49 SGK Lý 6)
Chọn từ thích hợp trong khung để điền chỗ trống của câu sau :
[ Lớn hơn Bằng Nhỏ hơn ]
Muốn lực nâng vật (1)…………..trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) …………………khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật .
Đáp án và hướng dẫn giải bài C3:
(1) nhỏ hơn
(2) lớn hơn
Bài C4: (trang 49 SGK Lý 6)
Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống
Đáp án và hướng dẫn giải bài C4:
Ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống :
Chèo thuyền ; bập bênh ; ……
Bài C5: (trang 49 SGK Lý 6)
Hãy chỉ ra điểm tựa O, các điểm tác dụng O1; O2 của lực F1; F2 lên đòn bẩy trong hình vẽ 15.5.
Đáp án và hướng dẫn giải bài C5:
Bài C6: (trang 49 SGK Lý 6)
Hãy chỉ ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy hình 15.1 để làm giảm bớt lực kéo.
Đáp án và hướng dẫn giải bài C6:
Để giảm bớt lực kéo ta chỉ cần dịch chuyển điểm tựa O để làm tăng chiều dài OO2.
*Đòn bẩy cân bằng khi lực tác dụng tỉ lệ nghịch với cánh tay đòn.
Bài tiếp: Giải bài C1,C2,C3, C4,C5,C6, C7 trang 50,51,52 SGK Lý 6: Ròng rọc