24/04/2018, 00:09

Giải bài 6.12, 6.13, 6.14 trang 18 Sách bài tập Vật lí 9

Bài 6.12 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.5, trong đó có các điện trở R 1 =9Ω; R 2 =15Ω; R 3 =10Ω; dòng điện đi qua R 3 có cường độ là I 3 =0,3A. a. Tính các cường độ dòng điện I 1 , I 2 tương ứng đi qua các điện trở R 1 và R 2. ...

Bài 6.12 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lí 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.5, trong đó có các điện trở R1=9Ω; R2=15Ω; R3=10Ω; dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3=0,3A.

a. Tính các cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua các điện trở R1 và R2.

b. Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB.
 
Trả lời:

a) Điện trở tương đương của R2 và R3:

({1 over {{R_{{ m{23}}}}}} = {1 over {{R_2}}} + {1 over {{R_3}}} = {1 over {15}} + {1 over {10}} Rightarrow {R_{23}} = 6Omega )

Hiệu điện thế giữa hai đầu R3 : U3 = I3.R3 = 0,3.10 = 3V

=> U23 = U2 = U3 = 3V (vì R2 // R3)

Cường độ dòng điện qua R2: ({I_2} = {{{U_2}} over {{R_2}}} = {3 over {15}} = 0,2{ m{A}})

Cường độ dòng điện qua R1: I = I1 = I2 + I3 = 0,3 + 0,2 = 0,5A

b) Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB là:

UAB = I.R = I(R23 +R1) = 0,5(6+9) = 7,5V

 



Bài 6.13 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9

Hãy chứng minh rằng điện trở tương đương R của một đoạn mạch song song, chẳng hạn gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc song song với nhau thì nhỏ hơn một điện trở thành phần. (R<R1; R<R2; R<R3).

Trả lời:

Ta có: ({1 over {{R_{t{ m{d}}}}}} = {1 over {{R_1}}} + {1 over {{R_2}}} + {1 over {{R_3}}}({R_1},{R_2},{R_3} e 0))

Mà: ({1 over {{R_{t{ m{d}}}}}} > {1 over {{R_1}}} Rightarrow {R_{t{ m{d}}}} < {R_1})

({1 over {{R_{t{ m{d}}}}}} > {1 over {{R_2}}} Rightarrow {R_{t{ m{d}}}} < {R_2};{1 over {{R_{t{ m{d}}}}}} > {1 over {{R_3}}} Rightarrow {R_{t{ m{d}}}} < {R_3})



Bài 6.14 trang 18 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9

Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.6, trong đó các điện trở R1=14Ω; R2=8Ω; R3=24Ω; dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1=0,4A

a. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.

b. Tính các hiệu điện thế UAC; UCB và UAB.
 
Trả lời:

a) ({1 over {{R_{23}}}} = {1 over {{R_2}}} + {1 over {{R_3}}} = {1 over {18}} + {1 over {24}} Rightarrow {R_{23}} = 6Omega )

R = R1 + R23 = 14 + 6 = 20Ω

Do R1 nt R23 nên I1 = I23 = 0,4A

U23 = I23 .R23 = 0,4.6 = 2,4V⇒ U23 = U2 = U3 = 2,4 V (R2 // R3)

({I_2} = {{{U_2}} over {{R_2}}} = {{2,4} over 8} = 0,3{ m{A}};{I_3} = {{{U_3}} over {{R_3}}} = {{2,4} over {24}} = 0,1{ m{A}})

b) UAB = I.R = 0,4.20 = 8V

UAC = I1.R1 = 0,4.14 = 5,6V

UCB = I23.R23 = 0,4.6 = 2,4V

Zaidap.com

0