Giải bài 5,6,7 trang 18 SGK giải tích lớp 11 (Bài tập Hàm số lượng giác tiếp)
Hướng dẫn Giải bài 5,6,7 trang 18 SGK giải tích lớp 11 (Bài tập Hàm số lượng giác). Xem lại: Giải bài 1,2,3,4 trang 17 SGK giải tích lớp 11 Bài 5: (trang 18 SGK Giải tích lớp 11) Dựa vào đồ thị hàm số y = cosx, tìm các giá trị của x để cosx = 1/2. Hướng dẫn giải Bài 5: ...
Hướng dẫn Giải bài 5,6,7 trang 18 SGK giải tích lớp 11 (Bài tập Hàm số lượng giác).
Xem lại: Giải bài 1,2,3,4 trang 17 SGK giải tích lớp 11
Bài 5:(trang 18 SGK Giải tích lớp 11)
Dựa vào đồ thị hàm số y = cosx, tìm các giá trị của x để cosx = 1/2.
Hướng dẫn giải Bài 5:
Cosx =1/2 là phương trình xác định hoành độ giao điểm của đường thẳng y =1/2 và đồ thị y = cosx.
Từ đồ thị đã biết của hàm số y = cosx, ta suy ra x =±π/3 + k2π, (k ∈ Z), (Các em học sinh nên chú ý tìm giao điểm của đường thẳng cới đồ thị trong đoạn [-π ; π] và thấy ngay rằng trong đoạn này chỉ có giao điểm ứng với x=±π/3 rồi sử dụng tính tuần hoàn để suy ra tất cả các giá trị của x là x = ±π/3+k2π, (k ∈ Z)).
Bài 6:(trang 18 SGK Giải tích lớp 11)
Dựa vào đồ thị hàm số y = sinx, tìm các khoảng giá trị của x để hàm số đó nhận giá trị dương.
Hướng dẫn giải Bài 6:
Bài 6. Nhìn đồ thị y = sinx ta thấy trong đoạn [-π ; π] các điểm nằm phía trên trục hoành của đồ thị y = sinx là các điểm có hoành độ thuộc khoảng (0 ; π). Từ đố, tất cả các khoảng giá trị của x để hàm số đó nhận giá trị dương là (0 + k2π ; π + k2π) hay (k2π ; π + k2π) trong đó k là một số nguyên tùy ý.
Bài 7:(trang 18 SGK Giải tích lớp 11)
Dựa vào đồ thị hàm số y = cosx, tìm các khoảng giá trị của x để hàm số đó nhận giá trị âm.
Giải: Học sinh tự giải.
Xem hướng dẫn giải bài 1,2,3,4: http:///lop-11/bai-tap-sgk-lop-11/giai-bai-1234-trang-17-sgk-giai-tich-lop-11-bai-tap-ham-so-luong-giac-d1862.html