22/02/2018, 15:05

Giải bài 4,5,6 ,7,8,9 ,10 trang 36,37 ,38,39 Đại số 9 tập 2: Đồ thị của hàm số y…

Đáp án và hướng dẫn Giải bài 4 trang 36 ; bài 5 trang 37; bài 6,7,8 trang 38 ; bài 9,10 trang 39 Đại số 9 tập 2: Đồ thị Hàm số y = ax² (a ≠ 0) A. Tóm tắt lý thuyết: Đồ thị hàm số y = ax² (a ≠ 0) 1. Đồ thị hàm số: Đồ thị của hàm số y = ax 2 (a ≠ 0) ...

Đáp án và hướng dẫn Giải bài 4 trang 36; bài 5 trang 37; bài 6,7,8 trang 38; bài 9,10 trang 39 Đại số 9 tập 2: Đồ thị Hàm số y = ax² (a ≠ 0)

A. Tóm tắt lý thuyết: Đồ thị hàm số y = ax² (a ≠ 0)

1. Đồ thị hàm số:

Đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy làm trục đối xứng. Đường cong đó được gọi là một parabol với đỉnh O.

– Nếu a > 0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị.

– Nếu a < 0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất cảu đồ thị.

2. Cách vẽ đồ thị:

Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.

Bước 2: Lập bảng giá trị (thường từ 5 đến 7 giá trị) tương ứng giữa x và y.

Bước 3: Vẽ đồ thị và kết luận.

 Giải bài 1,2,3 trang 30,31 Đại số 9 tập 2: Hàm số y = ax² (a ≠ 0)

B. Hướng dẫn và giải bài tập trang 36,37,38,39 SGK Toán 9 tập 2: Đồ thị hàm số y = ax² (a ≠ 0)

Bài 4 trang 36 SGK Toán 9 tập 2 – Chương 4

Cho hai hàm số: 2016-03-21_092949

Điền vào những ô trống của các bảng sau rồi vẽ hai đồ thị trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
2016-03-21_093047

Nhận xét về tính đối xứng của hai đồ thị đối với trục Ox.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

– Đồ thị

2016-03-21_093617

+ Bảng giá trị

2016-03-21_093522

Hai đồ thị đối xứng nhau qua trục Ox.


Bài 5 trang 37 SGK Toán 9 tập 2 – Chương 4

Cho ba hàm số:

y = ; y = x2 ; y = 2x2 .

a) Vẽ đồ thị của ba hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Tìm ba điểm A, B, C có cùng hoành độ x = -1,5 theo thứ tự nằm trên ba đồ thị. Xác định tung độ tương ứng của chúng.

c) Tìm ba điểm A’, B’, C’ có cùng hoành độ x = 1,5 theo thứ tự nằm trên ba đồ thị. Kiểm tra tính đối xứng của A và A’, B và B’, C và C’.

d) Với mỗi hàm số trên, hãy tìm giá trị của x để hàm số đó có giá trị nhỏ nhất.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

a) Vẽ đồ thị

b) Gọi yA, yB, yC lần lượt là tung độ các điểm A, B, C có cùng hoành độ x = -1,5. Ta có:

yA = 1/2 . (-1,5)2  = 1/2 . 2,25 = 1,125

yB = (-1,5)2 = 2,25

yC = 2 (-1,5)2 = 2 . 2,25 = 4,5

c) Gọi yA, yB, yC’ lần lượt là tung độ các điểm A’, B’, C’ có cùng hoành độ x = 1,5. Ta có:

yA, = 1/2 . 1,52  = 1/2 . 2,25 = 1,125

yB, = 1,52 = 2,25

yC’ = 2 . 1,52 = 2 . 2,25 = 4,5

Kiểm tra tính đối xứng: A và A’, B và B’, C và C’ đối xứng với nhau qua trục tung Oy.

d) Với mỗi hàm số đã cho ta đều có hệ số a > 0 nên O là điểm thấp nhất của đồ thị. Khi đó ta có x = 0.

Vậy x = 0 thì hàm số có giá trị nhỏ nhất.


Bài 6 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 – Chương 4

Cho hàm số y = f(x) = x2.

a) Vẽ đồ thị của hàm số đó.

b) Tính các giá trị f(-8); f(-1,3); f(-0,75); f(1,5).

c) Dùng đồ thị để ước lượng các giá trị (0,5)2; (-1,5)2; (2,5)2.

d) Dùng đồ thị để ước lượng vị trí các điểm trên trục hoành biểu diễn các số √3; √7.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 6:

a) Vẽ đồ thị hàm số y = x2. Xem bài 5 câu a.

Ta có:

2016-03-21_100629

2016-03-21_100716

b) Ta có y = f(x) = x2 nên

f(-8) = (-8)2 = 64; f(-1,3) = (-1,3)2 = 1,69; f(-0,75) = (-0,75)2 = 0,5625; f(1,5) = 1,52 = 2,25.

c) Theo đồ thị ta có:

(0,5)2 ≈ 0,25

(-1,5)2 ≈ 2,25

(2,5)2 ≈ 6,25

d) Theo đồ thị ta có: Điểm trên trục hoành √3 thì có tung độ là y = (√3)2 = 3. Suy ra điểm biểu diễn √3 trên trục hoành bằng 1,7. Tương tự điểm biểu diễn √7 gồm bằng 2,7.


Bài 7 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 – Chương 4

Trên mặt phẳng tọa độ (h.10), có một điểm M thuộc đồ thị của hàm số y = ax2

2016-03-21_101250

a) Tìm hệ số a

b) Điểm A(4; 4) có thuộc đồ thị không ?

c) Hãy tìm thêm hai điểm nữa (không kể điểm O) để vẽ đồ thị.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 7:

a) Theo hình vẽ ta có tọa độ của điểm M là x = 2, y = 1. M(2; 1) thuộc đồ thị hàm số y = axnên ta có: 1 = a . 22 ⇔ a = 1/4

b) Theo câu a, ta có hàm số là y = 1/4 x2.

Thay tọa độ của điểm A vào hàm số ta được 4 = 1/4 x2 hay 4 = 4, thỏa mãn.

Vật điểm A(4; 4) có thuộc đồ thị hàm số y = 1/4 x2.

c) Nhờ tính đối xứng của đồ thị, chẳng hạn ta lấy thêm hai điểm M'(-2; 1) và

A'(-4; 4). Vẽ đồ thị: xem hình bên dưới.

2016-03-21_101457


Bài 8 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 – Chương 4

Biết rằng đường cong trong hình 11 là một parabol y = ax2 .

a) Tìm hệ số a.

b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x = -3.

c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ y = 8.

2016-03-21_101638

Đáp án và hướng dẫn giải bài 8:

a) Theo hình vẽ, ta lấy điểm A thuộc đồ thị có tọa độ là x = -2, y = 2. Khi đó ta được:

2 = a . (-2)2 suy ra a = 1/2

b) Đồ thị có hàm số là y = 1/2. x2 . Tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x = -3 là y = 1/2. (-3)2 suy ra y = 9/2.

c) Các điểm thuộc parabol có tung độ là 8 là:

8 = 1/2 x2 ⇔ x2 = 16 ⇔ x = ± 4

Ta được hai điểm và tọa độ của hai điểm đó là M(4; 8) và M'(-4; 8).


Bài 9 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 – Chương 4

Cho hai hàm số y = 1/3 x2 và y = -x + 6.

a) Vẽ đồ thị của các hàm số này trên cùng một mặt phẳng tọa độ.

b) Tìm tọa độ các giao điểm của hai đồ thì đó.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 9:

Vẽ đồ thị: y = 1/3. x2

x -6 -3 0 3 6
y = 1/3 x2 12 3 0 3 12

y = -x + 6

– Cho x = 0 => y = 6.

– Cho y = 0 => x = 6.

Vẽ đồ thị: xem hình bên dưới.

2016-03-21_111723

b) Giá trị gần đúng của tọa độ các giao điểm (thực ra đây là giá trị đúng).

Hai đồ thị cắt nhau tại hai điểm A và B.

Theo đồ thị ta có A(3; 3) và B(-6; 12).


Bài 10 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 – Chương 4

Cho hàm số y = -0,75x2 . Qua đồ thị của hàm số đó, hãy cho biết khi x tăng từ -2 đến 4 thì giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của y là bao nhiêu ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 10:

Vẽ đồ thị: y = -0,75x2

x -4 -2 -1 0 1 2 4
  y = -0,75x2 -12 -3 -0,75 0 -0,75 -3 -12

2016-03-21_114005

Vì -2 < 0 < 4 và khi x = 0 thì y = 0 là giá trị lớn nhất của hàm số. Hơn nữa khi x = -2 thì y = -0,75 . (-2)2 = -3, khi x = 4 thì  y = -0,75 . (4)2 = -12 < -3

Do đó khi -2 ≤ x ≤ 4 thì giá trị nhỏ nhất của hàm số là -12 còn giá trị lớn nhất là 0.
 Giải bài 11,12 ,13,14 trang 42,43 Đại số 9 tập 2: Phương trình bậc hai một ẩn

0