23/04/2018, 21:53

Giải bài 5.14, 5.15, 5.16, 5.17, 5.18 trang 19 Sách bài tập Vật lí 6

Bài 5.14 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6 Bài 5.14 . Kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là A. 1kg. B. 950g. C. 1,00kg. D. 0,95kg. Trả lời: Chọn A Từ hình vẽ ta thấy kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là 1kg ...

Bài 5.14 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 5.14. Kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là

A. 1kg.          B. 950g.             C. 1,00kg.                D. 0,95kg.

Trả lời:

Chọn A

Từ hình vẽ ta thấy kết quả đo khối lượng ở hình 5.3 được ghi đúng là 1kg


Bài 5.15 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 5.15. Một cân đĩa thăng bằng khi:

a)  Ở đĩa cân bên trái có 2 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có các quả cân 100g, 50g, 20g, 20g và 10g.

b)  Ở đĩa cân bên trái có 5 gói kẹo, ở đĩa cân bên phải có 2 gói sữa bột.

Hãy xác định khối lượng của 1 gói kẹo, 1 gói sữa bột. Cho biết các gói kẹo có khối lượng bằng nhau, các gói sữa bột có khối lượng bằng nhau.

Trả lời:

a)  Khối lượng của 1 gói kẹo:

({m_1}{ m{ }} = { m{ }}{{left( {100{ m{ }} + { m{ }}50{ m{ }} + { m{ }}20{ m{ }} + { m{ }}20{ m{ }} + { m{ }}10} ight)} over 2}{ m{ }} = 100g)

b)  Khối lượng của 1 gói sữa bột:

({m_2}{ m{ }} = { m{ }}{{5{m_1}} over 2}{ m{ }} = { m{ }}{{500} over 2}{ m{ }} = { m{ }}250g)


Bài 5.16 trang 19 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 5.16. Có 6 viên bi bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 viên bi bằng chì, còn 5 viên bi bằng sắt.

Hãy chứng minh rằng chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân nhiều nhất hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì

Trả lời:

Ta chứng minh rằng chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân nhiều nhất hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì như sau:

Ta biết rằng 1 viên bi bằng chì, nặng hơn 1 viên bi bằng sắt.

Lần cân thứ nhất: Đặt lên hai đĩa cân mỗi bên 3 viên bi. Cân sẽ lệch về phía bên nào nặng hơn, bên đó có viên bi chì.

Lần cân thứ hai: Lấy hai trong ba viên bi bên nặng hơn đã xác định được, đặt lên hai đĩa cân mỗi bên 1 viên bi. Cân sẽ lệch về phía bên nào nặng hơn, bên đó là viên bi chì. Trường hợp nếu cân thăng bằng thì viên bi còn lại là viên bi chì.

Như vậy, chỉ cần dùng cân Rô-béc-van cân hai lần là có thể tìm ra viên bi bằng chì


Bài 5.17 trang 20 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rô-béc-van để xác định chính xác thể tích của một vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:

- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thuỷ tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thuv tinh nhỏ, trên có khắc một "vạch đánh dấu" cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu (H.5.4a).

- Dùng cân Rô-béc-van cân hai lần:

+ Lần thứ nhất: Đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng là m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại (vật T được gọi là tải) (H.5.4b)

+ Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vàc bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1 bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằne (H.5.4c)

Biết 1g nước cất có thể tích bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 - m1) tính ra g.

Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?

Trả lời:

   Lần cân thứ nhất cho: mT= mb+ mn+mv+m1

Lần cân thứ hai cho: mT= mb+(mn-mn)+ mv+m2

Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng bình, mv là khối lượng vật.

Trong phương trình (2), mn là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Từ (1) và (2), ta có mn = m0- m1

- Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3. Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật, do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng (m2 - m1).

- Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rô-béc-van chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:

+) GHĐ của cân Rô-béc-van nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.

+) Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số đo do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.

Zaidap.com



0