23/04/2018, 21:53

Giải bài 6.10, 6.11, 6.12, 6.13 trang 23, 24 Sách bài tập Vật lí 6

Bài 6.10 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6 Bài 6.10 . Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1' ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây ...

Bài 6.10 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 6.10. Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1' ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2. Hai lực nào là hai lực cân bằng?

A. Các lực F1 và F1'.

B. Các lực F2 và F2'

C. Các lực F1 và F2

D. Cả ba cặp lực kể trên

Trả lời

Chọn C

Các lực F1 và F2 bằng nhau, ngược chiều và cùng tác dụng lên một vật nên là hai lực cân bằng.


Bài 6.11 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 6.11. Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải để được một câu có nội dung đúng.

1. Chiếc đầu tàu tác dụng lên                  

a) nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó.

2. Tòa nhà cao tầng tác dụng lên 

b) làm bật rễ cả những cây cổ thụ

3. Con kiến có thể có lực

c) các toa tàu một lực kéo rất lớn

4. Lực đẩy mà gió bão tác dụng lên cây cối có thể

d) móng nhà một lực nén cực kì lớn


Trả lời

Ghép: 1-c; 2-d; 3-a,4-b.

1. Chiếc đầu tàu tác dụng lên các toa tàu một lực kéo rất lớn

2. Tòa nhà cao tầng tác dụng lên móng nhà một lực nén cực kì lớn.

3. Con kiến có thể có lực nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó.

4. Lực đẩy mà gió bão tác dụng lên cây cối có thể làm bật rễ cả những cây cổ thụ.


Bài 6.12 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 6.12. Nếu một quyển sách nằm yên trên một bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực F1 và F2 thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm nào sau đây?

A. Lực F1 có phương nằm ngang, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trái sang phải; lực F2 có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh bằng lực F2.

B. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh hơn lực F2.

C. Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 cũng có chiều từ trên xuống dưới; lực F1 mạnh bằng lực F2.

D. Lực Fi có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh bằng lực F2

Trả lời:

Chọn D

Nếu một quyển sách nằm yên trên một bàn nằm ngang dưới tác dụng chỉ của hai lực F1 và F2, thì phương, chiều và độ mạnh của hai lực này có các đặc điểm:

Lực F1 có phương thẳng đứng, lực F2 có phương thẳng đứng; lực F1 có chiều từ trên xuống dưới; lực F2 có chiều từ dưới lên trên; lực F1 mạnh bằng lực F2


Bài 6.13 trang 24 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6

Bài 6.13. Có bốn cặp lực sau đây:

a)  Lực tay người đang kéo gàu nước lên và trọng lực của gàu nước.

b)   Trọng lực của quả cam trên một đĩa cân Rô-béc-van và trọng lực của các quả cân trên đĩa cân còn lại khi cân thăng bằng.

c)   Lực của tay người lực sĩ đang nâng quả tạ lên cao và trọng lực của quả tạ.

d)    Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phấn.

Hỏi cặp lực nào là cặp lực cân bằng?

A. a và b.                  B. c và d.               C. b, c và d.           D. d.

Trả lời:

Chọn D

Lực của tay người học sinh đang giữ cho viên phấn đứng yên và trọng lực của viên phân là hai lực cân bằng. Các trường hợp a, c đều đang chuyển động nên chưa chắc đã cân bằng. Còn trường hợp b thì hai lực cùng chiều tác dụng lên hai vật khác nhau nên không cân bằng.

Zaidap.com

0