Giải bài 38,39,40,41,42 trang 23 SGK Toán 9 tập 1: Bảng căn bậc 2
Tóm tắt kiến thức Bảng Căn bậc 2 và Giải bài 38,39,40,41,42 trang 23 SGK Toán 9 tập 1 : Bảng căn bậc 2 – Chương 1 Đại Số. A. Tóm tắt kiến thức Bảng căn thức bậc 2 Toán 9 Tóm tắt lý thuyết: 1. Giới thiệu bảng: Bảng căn bậc hai được chia thành các hàng và các cột. Ta ...
Tóm tắt kiến thức Bảng Căn bậc 2 và Giải bài 38,39,40,41,42 trang 23 SGK Toán 9 tập 1: Bảng căn bậc 2 – Chương 1 Đại Số.
A. Tóm tắt kiến thức Bảng căn thức bậc 2 Toán 9
Tóm tắt lý thuyết:
1. Giới thiệu bảng:
Bảng căn bậc hai được chia thành các hàng và các cột. Ta quy ước gọi tên của các hàng (cột) theo số được ghi ở cột đầu tiên (hàng đầu tiên) của mỗi trang. Căn bậc hai của các số được viết bởi không quá ba chữ số từ 1,00 đến 99,9 được ghi sẵn trong bảng ở các cột 0 đến cột 9. Tiếp đó là chín cột hiệu chính để hiệu chỉnh chữ số cuối của căn bậc hai của các số được viết bởi bốn chữ số từ 1,000 đến 99,99.
2. Cách dùng bảng
Bảng tính sẵn căn bậc hai của tác giả V.M.Bra-đi-xơ chỉ cho phép ta tìm trực tiếp căn bậc hai của số lớn hơn 1 và nhỏ hơn 100. Tuy nhiên, dựa vào tính chất của căn bậc hai, ta vẫn dùng bảng này để tìm được căn bậc hai của số không âm lớn hơn 100 hoặc nhỏ hơn 1.
Bảng căn bậc 2 (trích)
Chú ý: Khi tìm căn bậc hai của số không âm lớn hơn 100 hoặc nhỏ hơn 1, ta dùng hướng dẫn của bảng: “Khi dời dấu phẩy trong số N đi 2, 4, 6,… chữ số thì phải dời dấu phẩy theo cùng chiều trong đó √N đi 1, 2, 3,… chữ số”.
B. Đáp án và hướng dẫn giải bài tập sách giáo khoa Toán 9 tập 1 trang 23.
Bài 38. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả:
5,4; 7,2; 9,5; 31; 68.
Hướng dẫn giải bài 38:
√5,4 ≈ 2,324; √7,2 ≈ 2,683; √9,5 ≈ 3,082; √31 ≈ 5,568 √68 = 8,246 .
Bài 39. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả:
115; 232; 571; 9691.
Hướng dẫn giải bài 39:
√115 = √100.1,15 = 10√1,15
Tra bảng ta được √1,15 ≈ 1,072
Vậy √115 ≈ 1,072
Tương tự ta tính được
√232 = √100.2,32 = 10√2,32 ≈ 15,23
√571 = √100.5,71 = 10√5,71 ≈ 23,89
√9691 = √100.96,91 = 10√96,91 ≈ 98,44
Bài 40. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Dùng bảng số để tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau đây rồi dùng máy tính bỏ túi kiểm tra và so sánh kết quả:
0,71; 0,03; 0,216; 0,811; 0,0012; 0,000315.
Hướng dẫn giải bài 40:
Ta có: 0,71 =71/100 √0,71 = √71/√100 = √7/10 ≈8,246/10 = 0,8426
Tương tự: √0,03 ≈ 0,1732; √0,216 ≈ 0,4648
√0,811 ≈ 0,9006; √0,0012 ≈ 0,0346; √0,000315 ≈ 0,0175
Bài 41. (Trang 23 Toán Đại số 9 tập 1)
Biết √9,119 ≈ 3,019. Hãy tính:√911,9 ; √91190 ; √0,09119; √0,0009119
Bài 42. Dùng bảng căn bậc hai để tìm giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương trình sau:
a) x2=3,5;
b) x2 = 132;
Các em tự giải bài 41,42
Bài luyện tập hay về bảng Căn bậc 2 Toán 9
Bài 1: Cho a = 3,4 và b =5,1. Tính √a, √b, √ab. So sánh √a.√b và √ab. Cách tính nào nhanh hơn và so độ chính xác cao hơn.
Hướng dẫn giải:
√a = √3,4 ≈ 1,844
√b = √5,1 ≈ 2,256
√a. √b = 1,844.2,256 = 4,164
√ab= √3,4.5,1 = √17,34 = 4,164
Cách tính sau nhanh hơn và có độ chính xác cao hơn.
Bài 2. Chứng tỏ rằng, các số tự nhiên nhỏ hơn 16 nhưng lớn hơn 9 đều không phải số chính phương.
Hướng dẫn giải:
Giả sử có 1 số x nào đó là số chính phương thuộc yêu cầu đề bài, thế thì 9 < x < 16 ⇔ 32 < x < 42
Do 3,4 là hai số tự tự nhiên liên tiếp nên không tồn tại số chính phương nằm giữa 16 và 9.
Giải bài Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc 2