13/01/2018, 22:19

Giải bài 19,20,21 ,22,23,24 ,25,26,27 trang 47,48 Toán 8 tập 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Giải bài 19,20,21 ,22,23,24 ,25,26,27 trang 47,48 Toán 8 tập 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn Giải bài 19,20,21 ,22,23,24 ,25,26 trang 47; bài 27 trang 48 SGK Toán 8 tập 2 : Bất phương trình bậc nhất một ẩn (viết tắt là BPT một ẩn). Bài 19. Giải các bất phương trình theo quy tắc ...

Giải bài 19,20,21 ,22,23,24 ,25,26,27 trang 47,48 Toán 8 tập 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Giải bài 19,20,21 ,22,23,24 ,25,26 trang 47; bài 27 trang 48 SGK Toán 8 tập 2: Bất phương trình bậc nhất một ẩn (viết tắt là BPT một ẩn).

Bài 19. Giải các bất phương trình theo quy tắc chuyển vế:

a) x – 5 > 3;                   b) x – 2x < -2x + 4;

c) -3x > -4x + 2;             d) 8x + 2 < 7x – 1.

H/D: các em tự kết luận theo mẫu: Vậy nghiệm của BPT là...

a) x – 5 > 3 <=> x > 5 + 3 <=> x > 8

b) x – 2x < -2x + 4 <=> x – 2x + 2x < 4 <=> x < 4

c) -3x > -4x + 2 <=> -3x + 4x > 2 <=> x > 2

d) 8x + 2 < 7x – 1 <=> 8x – 7x < -1 -2 <=> x < -3


Bài 20. Giải các BPT (theo quy tắc nhân):

a) 0,3x > 0,6;              b) -4x < 12;

c) -x > 4;                     d) 1,5x > -9.

a) 0,3x > 0,6 <=> 10/3.0,3x > 0,6.10/3

<=> x > 2

b) -4x < 12 <=> -1/4 .(-4x) > 12.(-1/4) <=> x > -3

c) -x > 4 <=> x < -4

d) 1,5x > -9 <=> 3/2
x > -9 <=> 2/3 .3/2
x > (-9).2/3
<=> x > -6


Bài 21. Giải thích sự tương đương sau:

a) x – 3 > 1 <=> x + 3 > 7;            b) -x < 2 <=> 3x > -6

HD: a) x – 3 > 1 <=> x + 3 > 7

Hai BPT tương đương vì cộng 6 vào cả hai vế.

b) -x < 2 <=> 3x > -6

Hai BPT tương đương vì nhân -3 vào cả hai vế và đổi dấu BPT.


Bài 22 trang 47. Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:

a) 1,2x < -6;                         b) 3x + 4 > 2x + 3

Đáp án: a) 1,2x < -6 <=> x < -6 : 1,2 <=> x < -5

Vậy S = {x/x < -5} và được biểu diễn trên trục số như sau:

2016-03-27_092851

b) 3x + 4 > 2x + 3 <=> 3x – 2x > 3 -4 <=> x > -1

Vậy tập hợp nghiệm của BPT là S = {x/x > -1} và được biểu diễn trên trục số như sau:

2016-03-27_092957


Bài 23. Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số:

a) 2x – 3 > 0;                  b) 3x + 4 < 0;

c) 4 – 3x ≤ 0;                  d) 5 – 2x ≥ 0

Giải: a) 2x – 3 > 0 <=> 2x > 3 <=> x > 3/2

S = {x/x > 3/2} và được biểu diễn trên trục số như sau:

2016-03-27_112016

b) 3x + 4 < 0 <=> x < -4/3

Vậy S = {x/x < -4/3} và được biểu diễn trên trục số như sau:

pizap.com14590526923961

c) 4 – 3x ≤ 0 <=> x ≥ 4/3
S = {x/x ≥ 4/3 } và được biểu diễn trên trục số như sau:

2016-03-27_112544

d)  5 – 2x ≥ 0 <=> 5 ≥ 2x <=> x ≤ 5/2
S = {x/x ≤ 5/2 } và được biểu diễn trên trục số như sau:

2016-03-27_112716


Bài 24. Giải các bất phương trình:

a) 2x – 1 > 5;               b) 3x – 2 < 4;

c) 2 – 5x ≤ 17;              d) 3 – 4x ≥ 19.

HD: a) 2x – 1 > 5 <=> 2x > 6 <=> x > 3

b) 3x – 2 < 4 <=> 3x < 6 <=> x < 2

c) 2 – 5x ≤ 17 <=> -5x ≤ 15 <=> -x ≤ 3 <=> x ≥ -3

d) 3 – 4x ≥ 19 <=> -4x ≥ 16 <=> x ≤ -4


Bài 25 trang 47. Giải các bất phương trình:

a) 2/3 x > -6;             b) -5/6.x < 20;

c) 3 – 1/4x > 2;          d) 5 – 1/3.x > 2.

H/D: các em tự kết luận theo mẫu: Vậy tập nghiệm của BPT là...

 a) 2/3.x > -6 <=> x > (-6) : 2/3
<=> x > -9

b) -5/6. x < 20 <=> x > 20 : (-5/6) <=> x > -24

c) 3 – 1/4. x > 2 <=> -1/4. x > -1 <=> x < (-1) : (-1/4)
<=> x < 4

d) 5 – 1/3
x > 2 <=> – 1/3
x > -3 <=> x < (-3) : (-1/3) <=> x < 9


Bài 26. Hình vẽ sau biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình nào? (kể cả BPT có cùng tập nghiệm)

2016-03-27_113516Giải: Hình biểu diễn tập nghiệm của BPT:

a) x ≤ 12 hoặc 1/2.x ≤ 6 hoặc x – 5 ≤ 7

b) x ≥ 8 hoặc x + 4 ≥ 12 hoặc -2x ≤ -4


Bài 27. Đố. Kiểm tra xem giá trị x = -2 có là nghiệm của BPT sau không:

a) x + 2x2 – 3x3 + 4x4  – 5 < 2x2 – 3x3 + 4x4 – 6

b) (-0,001)x > 0,003.

Đáp án:

a) x + 2x2 – 3x3 + 4x – 5 < 2x2 – 3x3 + 4x4 – 6

<=> x < -1

Thay x = -2; -2 < -1 (khẳng định đúng)

Vậy x = -2 là nghiệm của BPT

b) (-0,001)x > 0,003. <=> x < -3

Thay x = -2; -2 < -3 (khẳng định sai)

Vậy x = -2 không là nghiệm của BPT.

0