Giải bài 1,2,3,4 trang 9,10 SGK giải tích lớp 12 (Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số )
Hướng dẫn giải và đáp án bài 1 trang 9; bài 2,3,4 trang 10 SGK giải tích lớp 12 . Bài: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số – Chương 1: ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số. A. Giải bài tập trong SGk B. Ôn lại lý thuyết C. Bài tập luyện (Có đáp án) A. Giải bài tập trong Sách ...
Hướng dẫn giải và đáp án bài 1 trang 9; bài 2,3,4 trang 10 SGK giải tích lớp 12. Bài: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số – Chương 1: ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị hàm số.
- A. Giải bài tập trong SGk
- B. Ôn lại lý thuyết
- C. Bài tập luyện (Có đáp án)
A. Giải bài tập trong Sách giáo khoa
Bài 1. (trang 9 SGK Giải tích lớp 12)
Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số:
a) y = 4 + 3x – x2 ; b) y = 1/3x3 + 3x2 – 7x – 2 ;
c) y = x4 – 2x2 + 3 ; d) y = -x3 + x2 – 5.
Đáp án và Hướng dẫn giải bài 1:
1. a) Tập xác định : D = R;
y’ = 3 – 2x => y’ = 0 ⇔ x = 3/2
Ta có Bảng biến thiên :
Hàm số đồng biến trên khoảng (-∞; 3/2); nghịch biến trên khoảng ( 3/2; +∞ ).
b) Tập xác định D = R;
y’= x2 + 6x – 7 => y’ = 0 ⇔ x = 1, x = -7.
Bảng biến thiên :
Hàm số đồng biến trên các khoảng (-∞ ; -7), (1 ; +∞) ; nghịch biến trên các khoảng (-7 ; 1).
c) Tập xác định : D = R.
y’ = 4x3 – 4x = 4x(x2 – 1) => y’ = 0 ⇔ x = -1, x = 0, x = 1.
Bảng biến thiên : (Học sinh tự vẽ)
Hàm số đồng biến trên các khoảng (-1 ; 0), (1 ; +∞) ; nghịch biến trên các khoảng (-∞ ; -1), (0 ; 1).
d) Tập xác định : D = R. y’ = -3x2 + 2x => y’ = 0 ⇔ x = 0, x = 2/3.
Bảng biến thiên :
Hàm số đồng biến trên khoảng ( 0 ; 2/3) ; nghịch biến trên các khoảng (-∞ ; 0), ( 2/3; +∞).
————
Bài 2. (trang 10 SGK Giải tích lớp 12)
Tìm các khoảng đơn điệu của các hàm số:
Đáp án và Hướng dẫn giải bài 2:
a) Tập xác định : D = R{ 1 }. Hàm số đồng biến trên các khoảng : (-∞ ; 1), (1 ; +∞).
b) Tập xác định : D = R{ 1 }.
Hàm số nghịch biến trên các khoảng : (-∞ ; 1), (1 ; +∞).
c) Tập xác định : D = (-∞ ; -4] ∪ [5 ; +∞).
Với x ∈ (-∞ ; -4) thì y’ < 0; với x ∈ (5 ; +∞) thì y’ > 0. Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng (-∞ ; -4) và đồng biến trên khoảng (5 ; +∞).
d) Tập xác định : D = R{ -3 ; 3 }. Hàm số nghịch biến trên các khoảng : (-∞ ; -3), (-3 ; 3), (3 ; +∞).
————-
Bài 3. (trang 10 SGK Giải tích lớp 12)
Chứng minh rằng hàm số y = đồng biến trên khoảng (-1 ; 1) và nghịch biến trên các khoảng (-∞ ; -1) và (1 ; +∞).
Đáp án và Hướng dẫn giải bài 3:
Tập xác định : D = R. y’ = ⇒ y’ = 0 ⇔ x=-1 hoặc x=1.
Bảng biến thiên :
Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (-1 ; 1); nghịch biến trên các khoảng (-∞ ; -1), (1 ; +∞).
———–
Bài 4. (trang 10 SGK Giải tích lớp 12)
Chứng minh rằng hàm số y = đồng biến trên khoảng (0 ; 1) và nghịch biến trên các khoảng (1 ; 2).
Đáp án và Hướng dẫn giải bài 4:
Tập xác định : D = [0 ; 2]; y’ = , ∀x ∈ (0 ; 2); y’ = 0 ⇔ x = 1.
Bảng biến thiên :
Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (0 ; 1) và nghịch biến trên khoảng (1 ; 2).
———–
Bài 5. (trang 10 SGK Giải tích lớp 12)
Chứng minh các bất đẳng thức sau:
a) tanx > x (0 < x < π/2);
b) tanx > x +x3/3 (0 < x <π/2 ).
Đáp án và Hướng dẫn giải bài 5:
a) Xét hàm số y = f(x) = tanx – x với x ∈ [0 ; π/2).
Ta có : y’ = – 1 ≥ 0, x ∈ [0 ;π/2); y’ = 0 ⇔ x = 0. Vậy hàm số luôn đồng biến trên [0 ; π/2).
Từ đó ∀x ∈ (0 ; π/2) thì f(x) > f(0) ⇔ tanx – x > tan0 – 0 = 0 hay tanx > x.
b) Xét hàm số y = g(x) = tanx – x – x3/3. với x ∈ [0 ; π/2).
Ta có : y’ = – 1 – x2 = 1 + tan2x – 1 – x2 = tan2x – x2
= (tanx – x)(tanx + x), ∀x ∈ [0 ;π/2 ).
Vì ∀x ∈ [0 ; π/2) nên tanx + x ≥ 0 và tanx – x >0 (theo câu a). Do đó y’ ≥ 0, ∀x ∈ [0 ; π/2). Dễ thấy y’ = 0 ⇔ x = 0. Vậy hàm số luôn đồng biến trên [0 ; π/2). Từ đó : ∀x ∈ [0 ; π/2) thì g(x) > g(0) ⇔ tanx – x – x3/3 > tan0 – 0 – 0 = 0 hay tanx > x + x3/3.
——————-
B. Ôn lại Lý thuyết sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Tóm tắt lý thuyết
Kí hiệu K là một khoảng, một đoạn hoặc một nửa khoảng.
1. Hàm số y = f(x) đồng biến (tăng) trên K ⇔ ∀x1, x2 ∈ K, x1 < x2 thì f(x1) < f(x2).
Hàm số y = f(x) nghịch biến (giảm) trên K ⇔ ∀x1, x2 ∈ K, x1 < x2 thì f(x1) > f(x2).
2. Điều kiện cần để hàm số đơn điệu: Cho hàm số f có đạo hàm trên K.
– Nếu f đồng biến trên K thì f'(x) ≥ 0 với mọi x ∈ K.
– Nếu f nghịch biến trên K thì f'(x) ≤ 0 với mọi x ∈ K.
3. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu: cho hàm số f có đạo hàm trên K.
– Nếu f'(x) ≥ 0 với mọi x ∈ K và f'(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thuộc k thì f
đồng biến trên K.
– Nếu f'(x) ≤ 0 với mọi x ∈ K và f'(x) = 0 chỉ tại một số hữu hạn điểm thuộc K thì f
nghịch biến trên K.
– Nếu f'(x) = 0 với mọi x ∈ K thì f là hàm hằng trên K.
4. Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số
a) Tìm tập xác định
b) Tính đạo hàm f'(x). Tìm các điểm xi (i= 1 , 2 ,…, n) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không xác định.
c) Sắp xếp các điểm xi theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.
d) Nêu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
C. Bài tập luyện về hàm số đồng biến nghịch biến có đáp án
Bai tap luyen ham so dong bien nghich bien bai 1,2,3
Bai tap luyen ham so dong bien nghich bien bai 4,5
Đáp án bài tập luyện | ||||
1B | 2C | 3A | 4D | 5A |
Tiếp theo: