22/02/2018, 17:04

Trả lời câu hỏi đoạn thơ Đảo thuyền chài – Nguyễn Đăng Khoa

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 : Chúng tôi đúng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa ở đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn ...

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :

Chúng tôi đúng đây trần trụi giữa trời

            Cho biển cả không còn hoang lạnh

            Đứa ở đồng chua

            Đứa ở đất mặn

            Chia nhau nỗi nhớ nhà

            Hoàng hôn tím ngắt ra khơi

            Chia nhau tin vui

            Về một cô gái làng khểnh răng hay hát

            Vầng trăng lặng dưới chân lều bạt

            Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng

            Chúng tôi coi thường gian nan

            Dù đồng đội tôi , ngã trước miệng cá mập

            Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn

            Ngày mai đảo sẽ nhô lên

            Tổ quốc Việt Nam một lần nữa nối liền

            Hoàng Sa, Trường Sa

            Những quần đảo long lanh như ngọc dát

            Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát

            Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi

            Đảo ơi , đảo ơi !

Đảo thuyền chài, 4-1982

(Trích hát về một hòn đảo–Trần Đăng Khoa,Trường Sa,NXB Văn học 2014, tr.51)

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ : Nhưng hòn đảo long lanh như ngọc dát

Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo? ( Trình bày khoảng 5-7 dòng)

Gợi ý giải

Câu 1:

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2:

Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh “trần trụi giữa trời” “chia nhau nỗi nhớ nhà”, “chia nhau tin vui”, “có người ngã trước miệng cá mập”, “có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn”.

Câu 3:

– Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Những quần đảo long lanh như ngọc dát” là biện pháp so sánh.

– Hiệu quả: nhấn mạnh vẻ đẹp của những quần đảo và thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp biển đảo quê hương.

Câu 4:

Đoạn thơ gợi những tình cảm đối với người lính:

– Sự đồng cảm, xót xa với những gian nan, vất vả mà những người lính đảo phải trải qua.

– Tình cảm biết ơn những người lính đã không ngại cuộc sống gian khổ, hiểm nguy trên đảo để giữ vững chủ quyền biển đảo.

– Niềm yêu quý, tự hào những tấm gương sẵn sàng hi sinh thân mình cho đất nước.

0