Giải bài 1,2,3,4 trang 19 SGK Sinh 9 : Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4 trang 19 SGK Sinh 9 : Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo). A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo) Trong thí nghiệm của Menđen, sự xuất hiện các biến dị tố hợp là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn ở F 2 là kết quả của sự tổ hợp lại các ...
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4 trang 19 SGK Sinh 9 : Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo).
A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
Trong thí nghiệm của Menđen, sự xuất hiện các biến dị tố hợp là hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn ở F2 là kết quả của sự tổ hợp lại các cặp nhân tố di truyền (các cặp gen tương ứng) của p qua các quá trình phát sinh giao từ và thụ tinh đã hình thành các kiểu gen khác kiểu gen của P như AAbb, Aabb, aaBB, aaBb.
Thí nghiệm của Menđen ở trên chỉ mới đề cập tới sự di truyền của hai cặp tính trạng do 2 cặp gen tương ứng chi phối. Trên thực tế, ở các sinh vật bậc cao, kiểu gen có rất nhiều gen và các gen này thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn.
Quy luật phân li độc lập đã chỉ ra một trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.
Giải bài 1,2,3 trang 16 SGK Sinh 9 : Lai hai cặp tính trạng
B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 19 Sinh Học lớp 9: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
Bài 1: (trang 19 SGK Sinh 9)
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
– Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như sau: Menđen cho rằng mỗi cặp tính trạng do mỗi căp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (gen) quy định. Cơ thế mẹ giảm phân cho một loại giao tử ab, sự thụ tinh của 2 loại giao tử này tạo ra cơ thể lai F1 có kiểu gen là AaBb.
+ Khi cơ thể lai F1 giảm phân, do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng, cụ thể A và a tổ hợp tự do như nhau với B và b đã tạo ra bốn loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là AB, Ab, aB và ab.
– Những điều kiện nghiệm đúng định luật phân li độc lập các cặp tính trạng:
+ P phải thuần chủng
+ Số lượng cá thể ở thế hệ lai để phân tích phải đủ lớn.
+ Các cặp gen phải phân li độc lập.
Bài 2: (trang 19 SGK Sinh 9)
Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
Bài 3: (trang 19 SGK Sinh 9)
Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá ? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài sinh sản vô tính ?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
– Biến dị tổ hợp là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa.
– Ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với những loài vô tính vì ở loài sinh sản giao phối có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
Bài 4: (trang 19 SGK Sinh 9)
Ở người, gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau.
Bố có tóc thẳng, mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh ra đều có mắt đen tóc xoăn ?
a) AaBb
b) AaBB
c) AABb
d) AABB
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Chọn đáp án d
Vì:
P : Mẹ tóc xoăn, mắt đen x Bố tóc thẳng, mắt xanh
AABB aabb
G: AB ab
F1: AaBb
100% tóc xoăn, mắt đen
Giải bài 1,2,3,4,5 trang 22,23 SGK Sinh 9 : Ôn tập chương 1