Giải bài 1,2,3,4 trang 9 SGK hóa học lớp 9: Một số oxit quan trọng
Hướng dẫn Giải bài 1,2,3,4 trang 9 SGK hóa học lớp 9 : Một số oxit quan trọng (Phần 1) – Chương 1. A. Tóm tắt lý thuyết Một số oxit quan trọng I. CANXI OXIT CAO 1. Tính chất hóa học CaO (vối sống) là một oxit bazơ tan trong nước và phản ứng với nước, có những tính ...
Hướng dẫn Giải bài 1,2,3,4 trang 9 SGK hóa học lớp 9: Một số oxit quan trọng (Phần 1) – Chương 1.
A. Tóm tắt lý thuyết Một số oxit quan trọng
I. CANXI OXIT CAO
1. Tính chất hóa học
CaO (vối sống) là một oxit bazơ tan trong nước và phản ứng với nước, có những tính chất hóa học sau:
a) Tác dụng với nước: CaO + H2O → Ca(OH)2
Phản ứng của canxi oxit với nước gọi là phản ứng tôi vôi; chất Ca(OH)2 tạo thành gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ còn gọi là nước vôi trong.
b) Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
Thí dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
c) Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
Thí dụ: CaO + CO2 → CaCO3
2. Ứng dụng của canxi oxit
CaO có những ứng dụng chủ yếu sau đây:
– Phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.
– Canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường,…
– Canxi oxit có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
3. Sản xuất canxi oxit trong công nghiệp
Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi (chứa CaCO3). Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên,…
Các phản ứng hóa học xảy ra khi nung vôi:
– Than cháy sinh ra khí CO2 và tỏa nhiều nhiệt: C + O2 → CO2
– Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi ở khoảng trên 9000C: CaCO3 → CaO + CO2
– Dùng làm chất diệt nấm mốc,…
4. Điều chế lưu huỳnh đioxit
a) Trong phòng thí nghiệm: Cho muối sunfit tác dụng với axit mạnh như HCl, H2SO4,…
Thí dụ: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Khí SO2 được thu bằng phương pháp đẩy không khí.
b) Trong công nghiệp: Đốt lưu huỳnh hoặc quặng pirit sắt FeS2 trong không khí:
S + O2 → SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
Xem lại: Giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 6 Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của oxit
B. Giải bài tập trong SGK hóa học lớp 9 trang 9
Bài 1. (Trang 9 SGK hóa học lớp 9 chương 1)
Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau ?
a) Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O.
b) Hai chất khí không màu là CO2 và O2.
Viết các phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải bài 1:
Lấy mỗi chất cho vào mỗi cốc đựng nước, khuấy cho đến khi chất cho vào không tan nữa, sau đó lọc để thu lấy hai dung dịch. Dẫn khí CO2 vào mỗi dung dịch:
Nếu ở dung dịch nào xuất hiện kết tủa (làm dung dịch hóa đục) thì đó là dung dịch Ca(OH)2, suy ra cho vào cốc lúc đầu là CaO, nếu không thấy kết tủa xuất hiện chất cho vào cốc lúc đầu là Na2O.
- Các phương trình hóa học đã xảy ra:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
2NaOH + CO2 → H2O + Na2CO3 (tan trong nước)
Ca(OH)2 + CO2 → H2O + CaCO3 (kết tủa không tan trong nước)
Bài 2. (Trang 9 SGK hóa học lớp 9 chương 1)
Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học.
a) CaO, CaCO3; b) CaO, MgO.
Viết phương trình hóa học
Hướng dẫn giải bài 2:
a) Lấy mỗi chất cho ống nghiệm hoặc cốc chứa sẵn nước,
– Ở ống nghiệm nào thấy chất rắn tan và nóng lên, chất cho vào là CaO
– Ở ống nghiệm nào không thấy chất rắn tan và không nóng lên, chất cho vào là CaCO3
Phương trình hóa học:
CaO + H2O → Ca(OH)2
b) Thực hiện thí nghiệm như câu a) chất không tan và ống nghiệm không nóng lên là MgO.
Bài 3. (Trang 9 SGK hóa học lớp 9 chương 1)
200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3
a) Viết các phương trình hóa học
b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn giải bài 3:
Số mol HCl = 3,5 . 0,2 = 0,7 mol
Gọi x, y là số mol của CuO và Fe2O3
a) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Phản ứng x → 2x x (mol)
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Phản ứng: y → 6y 2y (mol)
Theo khối lượng hỗn hợp hai oxit và theo số mol HCl phản ứng, ta lập được hệ phương trình đại số:
80x + 160y = 20 (1)
2x + 6y =0,7(2)
Giải phương trình (1) (2) ta được x = 0,05 mol; y = 0,1 mol
b) mCuO = 0,05 . 160 = 4 g
m Fe2O3 = 20 – 4 = 16 g
(*) Giải thích cho các em khỏi thắc mắc: (80x = M của CuO
160y = M của Fe2O3; M=160 vì Fe=56, O = 16 ⇒ Fe2O3 = 56×2 + 16×3 = 160 ,…)
Bài 4. (Trang 9 SGK hóa học lớp 9 chương 1)
Biết 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 sản phẩm là BaCO3 và H2O
a) Viết phương trình hóa học
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng
c) Tính khối lượng chất kết tủa thu được.
Bài giải:
Số mol CO2 = 2,24 /22,4 = 0,1 mol
a) CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Phản ứng: 0,1 → 0,1 0,1
b) Số mol Ba(OH)2 có trong 200 ml dung dịch là 0,1 mol
CM Ba(OH)2 = 0,1/0,2 = 0,5 M
c) Chất kết tủa thu được sau phản ứng là BaCO3 có số mol là 0,1
m BaCO3 = 0,1 x 197 = 19,7 g
Tiếp theo: Giải bài 1,2,3,4,5,6 trang 11 – Một số oxit quan trọng (tiếp)