Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 70 SGK Hóa 11: Cacbon
Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 70 SGK Hóa 11: Cacbon [Bài 15 hóa 11] giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 70 SGK Hóa 11: Cacbon – Chương 3 Các bon – Silic. Lý thuyết về cacbon. – Trong bảng tuần hoàn cacbon ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2. Cấu hình electron : 1s 2 2s 2 2p 2 – Cacbon tạo thành một dạng ...
Giải bài 1,2,3, 4,5 trang 70 SGK Hóa 11: Cacbon
[Bài 15 hóa 11] giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 70 SGK Hóa 11: Cacbon – Chương 3 Các bon – Silic.
Lý thuyết về cacbon.
– Trong bảng tuần hoàn cacbon ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2.
Cấu hình electron : 1s22s22p2
– Cacbon tạo thành một dạng thù hình: kim cương, than chì, fuleren, cacbon vô định hình. Các dạng này khác nhau về tính chất vật lí do khác nhau về cấu trúc tinh thể và khả năng liên kết nên ứng dụng cũng khác nhau. Cabon tạo bởi hai CO, CO2
– Về tính chất hóa học: Cacbon vừa có tính oxi hóa yếu (tác dụng với hidro, kim loại Ca, Al…); vừa có tính khử (tác dụng với oxi, một số oxit kim loại HNO3,..)
– Viết các phương trình hóa học minh họa cho tính chất hóa học của cacbon, CO, CO2, muối cacbonat. Giải được bài tập: tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp: tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO: tính % thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí.
Gợi ý giải bài tập SGK Hóa 11 trang 70 và trả lời câu hỏi bài 15
Bài 1. Tại sao hầu hết các hợp chất của cacbon lại là hợp chất cộng hóa trị ?
Trả lời: Vì nguyên tử cacbon có 4e ở lớp ngoài cùng (2s22p2), độ âm điện trung bình nên rất khó cho hoặc nhận electron mà chủ yếu liên kết được tạo thành từ việc dùng chung các electron với nguyên tử của các nguyên tố khác.
Bài 2. Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?
A. C + O2 → CO2
B. C + 2CuO → 2Cu + CO2
C. 3C + 4 Al → Al4C3
D. C + H2O → CO + H2
Chọn C
Bài 3. Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau?
A. 2C + Ca → CaC2
B. C + 2H2 → CH4
C. C + CO2 → 2CO
D. 3C + 4Al → Al4C3
Chọn C
Bài 4 Hóa 11 trang 70: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây:
a) H2SO4(đặc) + C → SO2 + CO2 + ?
b) HNO3(đặc) + C → NO2 + CO2 + ?
c) CaO + C → CaC2 + CO
d) SiO2+ C → Si + CO
Giải bài 4:
a) 2H2SO4(đặc) + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
b) 4HNO3(đặc) + C→ 4NO2 + CO2 + 2H2O
c) CaO + 3C→ CaC2 + CO
d) SiO2+ 2C → Si + 2CO
Bài 5 trang 70: Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,600kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
Giải bài 5:
C + O2 →t0 CO2
1,00mol 1,00mol
47,3 mol (1,06 . 103)/22,4 = 47,3 (mol)
% khối lượng của C trong mẫu than đá: (47,3 . 12,0 . 100)/600 = 94,6 %