13/01/2018, 21:03

Ôn tập cuối năm hiệu quả hơn với đề thi kì 2 môn Văn lớp 6 – Bình Sơn

Ôn tập cuối năm hiệu quả hơn với đề thi kì 2 môn Văn lớp 6 – Bình Sơn Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn của phòng GD&ĐT Bình Sơn năm 2016: Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích nhất. PHÒNG GD- ĐT BÌNH SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2015- 2016 MÔN NGỮ VĂN- LỚP 6 ...

Ôn tập cuối năm hiệu quả hơn với đề thi kì 2 môn Văn lớp 6 – Bình Sơn

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn của phòng GD&ĐT Bình Sơn năm 2016:Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích nhất.

PHÒNG GD- ĐT  BÌNH SƠN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2015- 2016

MÔN NGỮ VĂN- LỚP 6

             Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

1: (2.0 điểm)

a. Em hãy viết tiếp những dòng thơ còn thiếu để hoàn thành đoạn thơ sau:

“Lặng yên bên bếp lửa

                                      ………………………….

                                      Đốt lửa cho anh nằm”            

b. Cho biết đoạn thơ em vừa hoàn thành được trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?

c. Đoạn thơ trên được làm theo thể thơ gì? Nêu nội dung đoạn thơ.

2: (3.0 điểm)

a. Xác định phép nhân hóa trong câu ca dao sau. Cho biết phép nhân hóa này được tạo ra bằng cách nào và nêu tác dụng của nó.

Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương!

(Ca dao)

b. Đặt câu trần thuật đơn có từ . Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu vừa đặt và cho biết câu ấy thuộc kiểu câu nào của câu trần thuật đơn có từ là.

3: (5.0 điểm)

Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích nhất.

Ghi chú:Người coi kiểm tra không giải thích gì thêm


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu

Nội dung

Điểm
1

(2.0 đ)

a. Chép những dòng thơ còn thiếu để hoàn thiện khổ thơ (2 khổ thơ):

Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác

Anh đội viên nhìn Bác

Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

–       Điểm 0,75: Chép đủ, đúng và sạch đẹp các dòng thơ trên.

–       Điểm 0,50: Chép đúng 2/3 số dòng thơ trên.

–       Điểm 0,25: Chép đúng 1/3 số dòng thơ trên.

–       Điểm 0: Chép không đúng hoặc không chép.

a.    Đoạn thơ trích từ bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”; tác giả Minh Huệ.

* Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ các yêu cầu trên.

* Điểm 0,25: Trả lời đúng một ý nêu trên.

* Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

c. Đoạn thơ được làm theo thể thơ năm chữ.

– Nội dung đoạn thơ: khắc họa tư thế, dáng vẻ lặng yên, trầm ngâm của Bác Hồ trong đêm khuya, bên bếp lửa và tình cảm yêu kính của anh đội viên đối với Bác.

* Điểm 0,75: Trả lời đúng, đầy đủ các yêu cầu trên.

* Điểm 0,50: Trả lời đúng ý hai.

* Điểm 0,25: Trả lời đúng ý một.

* Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

0.75đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5đ

 

 

 

0.75đ

 

 

2

(2.0 đ)

a)       – Phép nhân hóa trong câu ca dao là: “núi ơi”

Phép nhân hóa này thuộc kiểu: trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

–  Tác dụng: Thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người với núi. Núi là cái cớ để giúp con người dể đàn bộc lộ tâm tình, tâm sự của mình.

–       Điểm 1,5: Trả lời đúng và đầy đủ các ý trên.

–       Điểm 1,0: Trả lời đúng hai ý trong ba ý nêu trên.

–       Điểm 0,5: Trả lời đúng một ý trong ba ý nêu trên.

–   Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

1.5 đ
b) –  HS đặt được câu trần thuật đơn có từ là.

–  Xác định đúng chủ ngữ và vị ngữ.

–  Xác định câu trần thuật đơn có từ là

–       Điểm 1,5: Trả lời đúng và đầy đủ các ý trên.

–       Điểm 1,0: Trả lời đúng hai ý trong ba ý nêu trên.

–       Điểm 0,5: Trả lời đúng một ý trong ba ý nêu trên.

–   Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.

1.5đ

 

3

(5.0 đ)

1. Yêu cầu chung:

a. Hình thức:

– Bài văn có đầy đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

– Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả, đúng ngữ pháp.

– Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.

b. Nội dung:

– Xác định đúng thể loại: văn miêu tả (tả cảnh).

– Lời văn trong sáng, có sáng tạo.

– Vận dụng được những kĩ năng cơ bản của văn miêu tả: quan sát, nhận xét, tưởng tượng, so sánh…, kĩ năng lựa chọn chi tiết …

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả:

–       Điểm 0,5: Trình bày đầy đủ các phần MB:, TB:, KB:. Phần MB: Giới thiệu cảnh được tả; phần TB: tập trung tả chi tiết cảnh theo một thứ tự; phần KB: phát biểu cảm tưởng về cánh đó.

–       Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ các phần MB:, TB:, KB: nhưng các phần chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu nêu trên; phần TB: chỉ có một đoạn.

–   Điểm 0: Thiếu phần MB: hoặc KB:, TB: hoặc cả bài chỉ có một đoạn.

b. Xác định đúng thể loại miêu tả (tả cảnh).

–       Điểm 0,5: Xác định đúng thể loại miêu tả- tả cảnh.

–       Điểm 0,25: Xác định chưa đúng thể loại miêu tả .

–   Điểm 0: Xác định sai thể loại miêu tả.

c.Tả chi tiết cảnh vật theo một thứ tự hợp lí; lựa chon các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để tả; vận dụng tốt kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh .

* Điểm  3,0: Đảm bảo yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

–                – Giới thiệu cảnh đẹp được tả. Ấn tương ban đầu về cảnh ấy.

– Tả chi tiết cảnh theo một thứ tự (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể, từ nhiều thời điểm, nhiều góc độ khác nhau).

–       Nêu nhận xét chung về cảnh được tả.

* Điểm 2,0- 2,75: Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, song một trong các sự việc còn chưa được kể đầy đủ hoặc liên kết chưa chặt chẽ.

* Điểm 1,0 – 1,75: Đáp ứng được ½ đến 2/3 các yêu cầu trên.

* Điểm 0,25 – 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên.

* Điểm 0: Không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d. Sáng tạo: (0,5 điểm)

* Điểm 0,5: Miêu tả sáng tạo; có nhiều chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu; có sự liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von độc đáo.

* Điểm 0,25: Diễn đạt hay; có sáng tạo nhưng còn hạn chế.

* Điểm 0: Không có cách tả độc đáo và sáng tạo.

e. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp: (0,5 điểm)

* Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 

0.5đ

0.5đ

3.0đ

0.5đ

0.5đ

Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích nhất

Bài làm tham khảo

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

0