13/01/2018, 20:28

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 127,128 Hóa lớp 10: Oxi – Ozon

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 127,128 Hóa lớp 10: Oxi – Ozon [Bài 29 – hóa 10] Giải bài 1, 2,3,4 trang 127; bài 5,6 trang 128 SGK Hóa 10 : Oxi – Ozon. Chương 6: Oxi – Lưu Huỳnh Bài 1. Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp : Cấu hình electron ...

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 127,128 Hóa lớp 10: Oxi – Ozon

[Bài 29 – hóa 10]Giải bài 1, 2,3,4 trang 127; bài 5,6 trang 128 SGK Hóa 10: Oxi – Ozon.  Chương 6: Oxi – Lưu Huỳnh

Bài 1.Hãy ghép cấu hình electron với nguyên tử thích hợp :

Cấu hình electron                          Nguyên tử

A. 1s22s22p5                                       a) Cl

B. 1s22s22p4                                        b) S

C. 1s22s22p63s23p4                              c) O

D. 1s22s22p63s23p5                              d) F

Trả lời: A với d) ;           B với c);           C với b);              D với a);


Bài 2. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?

A. H2S.                B. O2.                  C. Al2S3                  D. SO2.

Đáp án B.


Bài 3 SGK Hóa 10 trang 127: Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng :

a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.

b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

Giải bài 3:

a) Oxi và ozon đều có tính oxi hóa.

(1) Tác dụng với kim loại, oxi tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au, Ag… còn ozon tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt.

3Fe + 2O2 -tº cao→ Fe3O4

2Ag + O3 -> Ag2O + O2

(2) Tác dụng với phi kim.

4P + 5O2 -> 2P2O5

2C + 2O3 -> 2CO2 + O2

(3) Tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ :

C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O

2H2S + 3O2 -> 2SO2 + 2H2O

b) Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

– Oxi không tác dụng được với Ag, nhưng Ozon tác dụng được :

2Ag + O3 -> Ag2O + O2

O2 không oxi hóa được I  nhưng O3 oxi hóa được thành I2 :

2KI + O3 + H2O -> I2 + 2KOH + O2

-So với phân tử O2, phân tử O3 kém bền , dễ bị phân hủy .

O3 -> O2 +  O ;     2O -> O2

Oxi dạng nguyên tử hoạt động mạnh hơn oxi dạng phân tử nên ozon hoạt động mạnh hơn oxi.


Bài 4. Hãy trình bày các phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Tại sao không áp dụng phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại ?

Trả lời bài 4:

Phương pháp điều chế oxi :

a) Trong phòng thí nghiệm.

Trong phòng thí nghiệm được điều chế bằng cách phân hủy những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.

2KClO3 -tº→  2KCl + 3O2

2KMnO­4   -tº→   K2MnO2 + MnO2 + O2

b)Trong công nghiệp.

– Từ không khí : Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

– Từ nước : Điện phân nước trong môi trường H2SO4 hoặc NaOH:

2H2O – điện phân→  2H2 + O

Người ta không áp dụng phương pháp trong phòng thí nghiệm cho công nghiệp và ngược lại vì trong phòng thí nghiệm chỉ cần lượng nhỏ oxi, còn trong công nghiệp cần một lượng lớn, giá thành rẻ.


Bài 5. Hãy cho biết những ứng dụng của khí oxi và khí ozon.

Trả lời: Ứng dụng của khí oxi :

– Oxi có vai trò quyết định sự sống của con người và động vật.

– Oxi cần trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại…

Ứng dụng của ozon :

– Trong thương mại, người ta dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.

– Trong đời sống, người ta dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi. Trong y khoa, ozon được dùng để chữa sâu răng.


Bài 6 Hóa 10 trang 128: Cho hỗn hợp  khí oxi và ozon. Sau một thời gian, ozon bị  phân hủy hết, ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%.

(Phương trình hóa học là 2O3 -> 3O­2 )

a) Hãy giải thích sự tăng lên của hỗn hợp khí.

b) Xác định thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí.

(Biết các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Đáp án:Đặt x và y lần lượt là số mol của O2 và O3 trong hỗn hợp

2O3 -> 3O­2

y         1,5y

Trước phản ứng (x + y) mol hỗn hợp.

Sau phản ứng (x + 1,5y) mol.

Số mol tăng là (x + 1,5y) – (x + y) = 0,5y.

b) 0,5y tương ứng với 2% => y tương ứng với 4%.

Vậy thành phần phần trăm khí oxi là 96% và ozon là 4%.

0