04/06/2017, 23:27

Em trót đánh vở một lọ hoa rất đẹp. Hãy kể lại sự việc đó (Dàn bài)

Đề bài yêu cầu kể lại một lần trót đánh vỡ một lọ hoa rất đẹp. Chú ý rằng một lọ hoa rất đẹp có thể là một lọ hoa rất quý. Việc đánh vỡ lọ hoa đồng nghĩa với việc mắc lỗi. Với đề bài này người viết cần tưởng tượng hoàn toàn về tình huống truyện. Người viết có thể gắn thêm cho lọ hoa một ý nghĩa ...

Đề bài yêu cầu kể lại một lần trót đánh vỡ một lọ hoa rất đẹp. Chú ý rằng một lọ hoa rất đẹp có thể là một lọ hoa rất quý. Việc đánh vỡ lọ hoa đồng nghĩa với việc mắc lỗi.

Với đề bài này người viết cần tưởng tượng hoàn toàn về tình huống truyện. Người viết có thể gắn thêm cho lọ hoa một ý nghĩa tinh thần nào đó để tình huống truyện thêm hồi hộp tạo sự hấp dẫn (là kỉ vật của ông bà, là quà tặng rất quý của bạn bè bố mẹ, là đồ quý trong gia đình bạn / gia đình cô giáo,...). Tiếp đó, tưởng tượng về tình huống dẫn đến việc làm vỡ lọ hoa (lỡ tay làm rơi, không tập trung vào việc lau rửa lọ mà đánh vỡ, bất cẩn ham chơi nên làm rơi vỡ,...). Lọ hoa bị vỡ, những người xung quanh, đặc biệt là chủ nhân của lọ hoa đã phản ứng như thế nào (chú ý miêu tả những biến đổi về ngoại hình: gương mặt, đôi tay, giọng nói...)? Đặc biệt, sau sự việc đó, người viết cần rút ra cho mình một bài học có ích trong cuộc sống (về tính cẩn thận, về tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trò,...).
 
1. Phân tích để
a) Nội dung trọng tâm:
- Một lần em trót đánh vỡ một lọ hoa rất đẹp;
- Những suy nghĩ và bài học em rút ra được sau lần mắc lỗi ấy.
 
b) Xác định các yếu tố cấu thành văn bản:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Trình tự kể: từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ.
- Các chi tiết chính:
+ Tình huống làm vỡ lọ hoa.
+ Thái độ của mọi người trước sự việc.
+ Suy nghĩ và hành động của em khi sự việc xảy ra.
Ngoài phương thức chính là kể, cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 
c) Phạm vi tư liệu:
- Thực tế cuộc sống;
- Những châm ngôn, phương ngôn về việc mắc lỗi của con người.
 
2. Dàn bài
a) Mở bài:
- Thuở nhỏ, ai cũng có những lần bất cẩn mà làm rơi vỡ đồ đạc, đó có thể là những vật bình thường nhưng cũng có thể là những vật rất quý giá;
- Em cũng đã có một lần làm vỡ lọ hoa rất đẹp của bà.
 
b) Thân bài:
(1) Giới thiệu về lọ hoa:
- Đó là một lọ hoa bằng gốm sứ / thủy tinh quý / pha lê...
- Lọ hoa là kỉ vật quý giá / quà tặng yêu thích của bà / mẹ..., được bà / mẹ... nâng niu gìn giữ từ lâu.
- Ai cũng biết bà / mẹ... rất yêu quý lọ hoa nên mọi người đều hết sức cấn thận với lọ hoa ấy.
(2) Tình huống em làm vỡ lọ hoa: lỡ làm rơi / không tập trung vào việc lau rửa lọ mà đánh vỡ / bất cẩn ham chơi nên làm rơi vỡ...
(3) Thái độ của mọi người trước sự việc lọ hoa bị vỡ:
- Bà / mẹ sững sờ, buồn bã, lượm nhặt những mảnh vỡ.
- Em đã nói dối để được nhẹ tội.
- Cả nhà lặng lẽ, bà không dùng bữa trưa / mẹ buồn...
- Em dằn vặt, đau khổ vi lời nói dối của mình.
(4) Việc sửa chữa sai lầm của em:
- Em đến gặp bà / mẹ, thú thật mọi chuyện và xin bà / mẹ tha lỗi.
- Bà / mẹ khen em đã biết nhận lỗi là rất ngoan.
 
c) Kết bài:
- Em thấy thanh thản khi nói ra được lời thú lỗi của mình.
- Càng nghĩ về chiếc lọ và nhất là qua sự việc trên, em càng thấm thìa hơn về tình cảm gia đình.

0