Em hãy kể về một lễ hội ở địa phương
Đề bài: Em hãy kể về một lễ hội ở địa phương (Ngày hội diều độc đáo). Cám ơn bạn có địa chỉ email tungdeptrai@gmail.com gửi bài về cho chúng tôi. Bạn nào có bài văn đạt điểm 8-10 hãy gửi email cho chúng tôi bằng chụp hình hay gửi file word qua email cho chúng tôi để nhận được phần thưởng nhé. ...
Đề bài: Em hãy kể về một lễ hội ở địa phương (Ngày hội diều độc đáo). Cám ơn bạn có địa chỉ email tungdeptrai@gmail.com gửi bài về cho chúng tôi. Bạn nào có bài văn đạt điểm 8-10 hãy gửi email cho chúng tôi bằng chụp hình hay gửi file word qua email cho chúng tôi để nhận được phần thưởng nhé.
Có lẽ đây là lần đầu tiên các bạn nhỏ ở vùng ven đê sông Hồng thuộc địa phận xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) được tham dự vào một lễhội độc đáo và ý nghĩa đến vậy! Hàng trăm cánh diều lung linh sắc màu quy tụ về đây khi chỉ còn hơn 20 ngày nữa là tới Đại lễ Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Mời bạn đến với những nét độc đáo nhất của trò chơi thú vị ngày hè. Những cánh bay Thăng Long vừa qua.
Tiếng sáo vi vu cùng những cánh diều đầy màu sắc choáng ngợp cả một triền đê như mời gọi mọi người ngay từ sáng sớm. Tham gia hội thả diều lần này gồm có 4 câu lạc bộ diều của Hà Nội (CLB diều Sóc Sơn. CLB diều MỹĐức, CLB diều Đan Phượng. CLB diều Thăng Long xã Kim Nỗ) và CLB diều Kinh Môn của Hải Dương.
Bên cạnh hai chiếc diều cánh bướm lớn: Một chiếc kéo cờ Tổ quốc, một chiếc kéo “Chiếu dời đô” của Lý Thái Tổ. thì nổi hơn cả là chiếc diều sáo “khổng lồ” được làm bởi các nghệ nhânở CLB diều Thăng Long, xã Kim Nỗ (Đông Anh). Với chiều dài 12 mét, chiều rộng 3,5 mét, dây được đánh giá là chiếc diều sáo vào loại lớn nhất Việt Nam cho đến thời điểm này.
Các nghệ nhân tự hào: “Chiếc diều tính đến nay đã "hưởng thọ” 9 tuổi, đã tham dự một số lễ hội diều rồi và phải mất hơn một tháng trời mới làm xong nó đấy!”. Khung cánh diều làm hoàn toàn bằng tre tươi, chỉphơi ít nắng (gọi là phơi tái); có như vậy khung diều mới lên cao. Những chiếc diều bình thường chỉ có nhiều nhất là 4-5 tầng sáo. Nhưng đây là con diều to nhất nên sáo cũng nhiều nhất và to nhất. Có tất cả 7 tầng sáo. Đáng chú ý nhất là chiếc sáo dưới cùng dài hơn lm, làm bằng gỗ,miệng sáo có đường kính 30cm. Càng lên cao tầng trên, sáo càng được làm nhỏ dần. “Anh diều’’ này, đang “giữ sức”chờ đến ngày lễ Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long trọng đại, sẽ vút bay cao trên bầu trời Hà Nội đấy!
Nhiều bạn thích thú vui đùa bên cánh diều “7 sắc vầu vồng” của ông Lưu Viết Đạc đến từ xã Kim Nỗ. Làm từ năm 1998, kể từ đó đến nay, năm nào ông cũng đưa “cậubạn”này đi tham gia hội diều. Nhanh thoăn thoắt, đôi tay ông Đạc chỉnh sửa lại cánh diều sặc sỡ, chờ giờ cho nó “lên giời”.Dù đã ngoài 70, nhưng niềm đam mê diều hồi nhỏ vẫn không ngừng thôi thúc ông lên đường đi tham gia hội diều khắp nơi.
Chiếc diều của nghệ nhân Nguyễn GiaĐộ (CLB diều Đan Phượng) dù có kích thước chỉ bằng hầu hết nhữngchiếc diều khác trong lễ hội song lại rất lạ mắt và có sức hút kì lạ. Thân diều là tấm vải đỏtươi, đó là màu cờ Tổ quốc, màu máu đào của tinh thần đấu tranh không lùi bước của nhân dân ta từ bao đời nay trước các thế lực thù địch. Ỏ chính giữa thân diều là hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn, như nhắc nhởmỗi người con đất Việt luôn nhớ tới cội nguồn “con Lạc, cháu Rồng” của mình. Chiếc diều này của bác Độ đã tham gia nhiều hội diều và cũng đã giành được nhiều giải thưởng với bốn giải Nhất và một giải Khuyến khích. Đã có khá nhiều tổ chức quốc tế, người nước ngoài cũng như trong nước đặt bút kí lên trên chiếc diều sáo đặc biệt này.
Hiện các nghệ nhân đang ráo riết tu chỉnh, làm thêm những con diều mới. Chắc chắn trong ngày Đại lễ sẽ còn nhiều con diều đặc biệt thú vị hơn nữa. Bạn hãy cùng chờ xem nhé!