Em hãy giải thích câu nói: Đoàn kết là sức mạnh của chủ tịch Hồ Chí Minh
Đề bài: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Em hãy giải thích ý nghĩa của câu nói trên Con người sinh ra và tồn tại trong cuộc đời luôn muốn in dấu ấn của mình trong cuộc đời ...
Đề bài: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Em hãy giải thích ý nghĩa của câu nói trên Con người sinh ra và tồn tại trong cuộc đời luôn muốn in dấu ấn của mình trong cuộc đời đó, bằng những hành động, con người khẳng định vai trò, vị trí nhất định của con người trong cuộc sống này. Muốn làm được như vậy thì chính bản thân con người cũng phải có những ...
Đề bài: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Em hãy giải thích ý nghĩa của câu nói trên
Con người sinh ra và tồn tại trong cuộc đời luôn muốn in dấu ấn của mình trong cuộc đời đó, bằng những hành động, con người khẳng định vai trò, vị trí nhất định của con người trong cuộc sống này. Muốn làm được như vậy thì chính bản thân con người cũng phải có những hành trang là tri thức, khả năng hành động. Hai yếu tố này cần có sự song song tồn tại, nếu thiếu một trong hai yếu tố sẽ khó có thể thành công. Cũng nói nên những yếu tố làm nên thành công của con người, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh đến hai yếu tố, đó chính là tài và đức : “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị tài ba của dân tộc Việt Nam mà người còn là một nhà văn hóa lớn với những tư tưởng lỗi lạc. Người quan tâm đến con người không chỉ trong cuộc sống vật chất thông thường mà người còn thấu hiểu được những chân lí đúng đắn trong cuộc sống của con người. Đặc biệt, trong một lần nói chuyện với các cán bộ Đảng viên, Người đã bàn về vấn đề tài và đức, mối quan hệ của chúng. Theo Người, tài và đức là hai yếu tố cùng tồn tại trong con người thì mới có thể thành công, thiếu một trong hai thì con người khó khăn trong thực hiện bất cứ việc gì.
Bằng sự quan sát tinh tế và sự am hiểu của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh : “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói là lời đánh giá của Người về các yếu tố làm nên giá trị của con người. Tài và đức thuộc hai phạm trù khác nhau của đời sống, nó khác nhau về bản chất nhưng lại có thể hợp thành một thể thống nhất để tạo sức mạnh hành động cho con người. Đó là mối quan hệ mất thiết, gắn bó và tương trợ cho nhau, bởi vậy nếu thiếu một trong hai thì con người sẽ gặp những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống của mình.
“Tài” ở đây là tài năng, là yếu tố chính làm nên giá trị của con người. Tài năng có thể là thiên phú, bẩm sinh hoặc cũng có thể được phát hiện, tôi rèn trong quá trình học tập, phát triển lâu dài. Có tài thì con người mới có thể làm nên việc lớn, mới có thể làm ra những giá trị mang dấu ấn của bản thân mình.
“Đức” ở đây là đạo đức, phẩm chất của con người. Đạo đức của con người được quy định bởi những khuôn khổ mà nhiều người trong xã hội công nhận, nếu như “tài” là phương tiện làm nên giá trị của con người thì đức chính là yếu tố chi phối tính chất của những giá trị của tài năng. “Tài” chỉ thực sự có giá trị khi nó tích cực, có khả năng phục vụ cuộc sống xã hội. Tức là nó được thực hiện trong sự điều khiển, chi phối của đạo đức. Và ngược lại, nếu như con người dùng tài năng của mình vào những mục đích xấu, gây ra những tác hại cho cuộc sống con người thì đó không còn là giá trị, tức là hoàn toàn vô dụng đối với cuộc sống.
“Có tài mà không có đức thì vô dụng”, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra hệ quả của việc có tài mà không có đức. Người có tài nhưng không có đạo đức thì mọi thành quả của anh ta tạo ra cũng hoàn toàn vô dụng, bởi đó chỉ phục vụ mục đích cá nhân, không có ích gì đối với cuộc sống xã hội. Nếu những thành quả ấy gây hại cho xã hội thì không chỉ dừng lại ở sự vô dụng, vô nghĩa mà nó đã trở thành mối nguy hại đáng lên án. Chẳng hạn, ta có thấy Hít le là một con người tài năng, có tầm vóc tư tưởng, trí tuệ nhưng Hít le không dùng trí tuệ ấy, tài năng ấy vào mục đích chính trị đúng đắn mà dùng để gây chiến, bành chướng thế lực. Chính sự cực đoan trong hành động của Hít le đã khiễn cho hàng chục triệu người đã bị hủy hoại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
“Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, một người có đạo đức, hành động chuẩn mực nhưng không có tài năng thì cũng không có khả năng tạo ra những tiến bộ cho xã hội, dù có những quyết tâm, kiên trì thực hiện thì sự giới hạn về tài năng cũng chính là một cản trở lớn cho bản thân người ấy. Dù có những lí tưởng tốt đẹp nhưng không thể đề ra những kế hoạch, phương tiện hành động thì con đường thực hiện sẽ vô vàn khó khăn.
Ta có thể thấy chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt nhấn mạnh sự cần thiết của yếu tố tài và đức nhưng đồng thời người cũng chỉ ra những khó khăn mà thiếu hụt một trong hai yếu tố mang lại, Người khẳng định người có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi tài năng ấy nếu không đúng đắn có thể mang lại những tiêu cực cho xã hội, nếu có đức mà không có tài thì cũng khó có thể thành công.
Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” là một nhận định đúng đắn, là bài học nhận thức cho mọi người. Muốn trở thành những con người có giá trị thì ngay từ bây giờ chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi hiểu biết và rèn luyện phẩm chất đạo đức.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
TÀI VÀ ĐỨC
TAI VA DUC
HỒ CHÍ MINH
MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI VÀ ĐỨC
TÀI NĂNG