04/06/2017, 23:11
Em hãy chứng minh rằng: “Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời” (“Không sợ sai lầm” - theo Hồng Diễm). Em có suy nghĩ gì về điều đó?
Trong cuộc sống, hễ nhắc đến hai tiếng “sai lầm” ai cũng giật mình lo lắng. Nhưng trong thực tế, những sai lầm có đáng sợ như vậy không? Trong văn bản “Không sợ sai lầm”, tác gia Hồng Diễm viết: “Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cùng đem đến bài học cho đời”. Nhận định này ...
Trong cuộc sống, hễ nhắc đến hai tiếng “sai lầm” ai cũng giật mình lo lắng. Nhưng trong thực tế, những sai lầm có đáng sợ như vậy không? Trong văn bản “Không sợ sai lầm”, tác gia Hồng Diễm viết: “Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cùng đem đến bài học cho đời”. Nhận định này đã được thực tế chứng minh và gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ.
Sai lầm là những việc làm trái với yêu cầu khách quan hoặc với lẽ phải dẫn đến những hậu quả không hay. Trước kì thi bạn không học bài mà vẫn nghĩ rằng mình sẽ làm bài tốt, đó là một sai lầm vì phải học bài mới làm được bài. Bạn đi nói xấu sau lưng người khác mà nghĩ rằng người ấy sẽ không biết đâu. Điều này cũng là sai lầm vì muốn người khác không biết điều gì thì hãy đừng làm việc đó...
Vì trái với yêu cầu khách quan và lẽ phải nên hiển nhiên sai lầm sẽ dẫn đến những tổn thất. Và tùy theo mức độ của sai lầm mà tổn thất đó có thể nhỏ hoặc lớn. Không học bài nên bị điểm kém bài kiểm tra, tổn thất đó nhỏ hơn so với việc làm xấu đi mối quan hệ với bạn bè do việc nói xấu bạn không căn cứ. Nhưng hai tổn thất đó cũng chưa lớn bằng việc mắc phải sai lầm là thử dùng hê-rô-in một lần. Bởi hậu quả của nó có thể là làm mất cả cuộc đời của bạn Đối với nước Mĩ, không quan tâm đúng mức đến số phận của những người da màu có thể là một sai lầm nhỏ nhưng tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm giữa thế kỉ XX lại là một sai lầm khủng khiếp. Hậu quả của việc phân biệt đối xử với người da màu là xung đột sắc tộc trong nội bộ quốc gia, là mất an toàn về văn hóa, chính trị... Còn tác hại của cuộc chiến tranh Việt Nam thì không sao kể xiết: hàng ngàn người chết, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, rối loạn trị an,... Vậy là mọi sai lầm đều phải trả những cái giá tương xứng.
Nhưng ngược lại, mặt thứ hai của sai lầm là mang đến cho con người những bài học đắt giá. Hậu quả của những sai lầm để lại cho chúng ta những dấu ấn không phai mờ. Và nó trở thành bài học để chúng ta không lặp lại sai lầm. Sau điểm kém xấu xí phải nhận, trong bài kiểm tra sau muốn được điểm tốt hơn ta phải chăm chỉ học bài. Sau những cơn nghiện vật vã của bạn bè ta hiểu rằng phải tránh xa ma túy. Sau những hậu quả kinh hoàng từ cuộc chiến tranh Việt Nam, nước Mĩ phải thận trọng hơn.
Tính hai mặt của sai lầm là lời nhắc nhở sâu sắc đến chúng ta: Cần phải biết thận trọng trong những hành động, việc làm của mình “cẩn tắc vô ưu” để tránh những sai lầm. Tuy nhiên, khi đã mắc phải sai lầm thì phải biết bình tĩnh phân tích nguyên nhân từ đó rút ra cho mình những bài học cần thiết tránh lặp lại sai lầm “lăn theo vết xe đổ”.
Vì trái với yêu cầu khách quan và lẽ phải nên hiển nhiên sai lầm sẽ dẫn đến những tổn thất. Và tùy theo mức độ của sai lầm mà tổn thất đó có thể nhỏ hoặc lớn. Không học bài nên bị điểm kém bài kiểm tra, tổn thất đó nhỏ hơn so với việc làm xấu đi mối quan hệ với bạn bè do việc nói xấu bạn không căn cứ. Nhưng hai tổn thất đó cũng chưa lớn bằng việc mắc phải sai lầm là thử dùng hê-rô-in một lần. Bởi hậu quả của nó có thể là làm mất cả cuộc đời của bạn Đối với nước Mĩ, không quan tâm đúng mức đến số phận của những người da màu có thể là một sai lầm nhỏ nhưng tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam trong những năm giữa thế kỉ XX lại là một sai lầm khủng khiếp. Hậu quả của việc phân biệt đối xử với người da màu là xung đột sắc tộc trong nội bộ quốc gia, là mất an toàn về văn hóa, chính trị... Còn tác hại của cuộc chiến tranh Việt Nam thì không sao kể xiết: hàng ngàn người chết, kinh tế khủng hoảng trầm trọng, rối loạn trị an,... Vậy là mọi sai lầm đều phải trả những cái giá tương xứng.
Nhưng ngược lại, mặt thứ hai của sai lầm là mang đến cho con người những bài học đắt giá. Hậu quả của những sai lầm để lại cho chúng ta những dấu ấn không phai mờ. Và nó trở thành bài học để chúng ta không lặp lại sai lầm. Sau điểm kém xấu xí phải nhận, trong bài kiểm tra sau muốn được điểm tốt hơn ta phải chăm chỉ học bài. Sau những cơn nghiện vật vã của bạn bè ta hiểu rằng phải tránh xa ma túy. Sau những hậu quả kinh hoàng từ cuộc chiến tranh Việt Nam, nước Mĩ phải thận trọng hơn.
Tính hai mặt của sai lầm là lời nhắc nhở sâu sắc đến chúng ta: Cần phải biết thận trọng trong những hành động, việc làm của mình “cẩn tắc vô ưu” để tránh những sai lầm. Tuy nhiên, khi đã mắc phải sai lầm thì phải biết bình tĩnh phân tích nguyên nhân từ đó rút ra cho mình những bài học cần thiết tránh lặp lại sai lầm “lăn theo vết xe đổ”.