04/06/2017, 23:11
Giải thích câu nói của nhà văn M. Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Đời sống xã hội càng hiện đại, nhu cầu đọc sách càng phát triển. Thực tế ấy đã được lịch sử chứng minh qua nhiều thiên niên kỉ. Tại sao vậy? Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói của nhà văn Nga mang ý nghĩa gì? Trong cuộc sống của mình, con ...
Đời sống xã hội càng hiện đại, nhu cầu đọc sách càng phát triển. Thực tế ấy đã được lịch sử chứng minh qua nhiều thiên niên kỉ. Tại sao vậy? Nhà văn M. Gorki từng nhận định: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói của nhà văn Nga mang ý nghĩa gì?
Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, suy nghĩ của con người được ghi chép, lưu giữ lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Và vì vậy, sách trở thành một con đường quan trọng để con người đến với tri thức. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống,... Tuỳ vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật, sách đời sống,...
Do những điều trên mà khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được “du lịch miễn phí” đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ...
Mỗi trang sách không những chứa đựng những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có...”, thì ta cũng có thể nói rằng: sách đã cho ta những tình cảm ta chưa có, còn bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc sách sử, người ta có thể thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại. Sách có thể cho ta một cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta. Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cùng như người xung quanh chính xác hơn.
Như vậy, trong câu nói của nhà văn Nga, “chân trời mới” có thể được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới. Tất cả đã giúp con người đẹp thêm, có văn hóa hơn, nhân ái hơn...
Vậy vấn đề đặt ra là đọc sách thế nào để có hiệu quả, làm thế nào để sách thật sự là người bạn thân thiết của mỗi người? Khi còn trẻ nên đọc sách để tiếp thu những tri thức nhân loại, đê tôn trọng những thế hệ trước. Còn những người có tuổi, bản thân họ đã là một quyển sách, một bộ tiểu thuyết nhưng không vì thế mà họ không cần đọc sách. Những người đã già cũng cần đọc sách để giải trí, để suy ngẫm, để thấy cuộc sống có ý nghĩa ngay cả khi ta sắp lìa đời. Nói như Đác-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nói rằng sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì sách vở tích luỹ những điều đó càng đồ sộ, việc đọc lại trở nên quan trọng. Khi đọc sách phải có phương pháp thích hợp, có mục đích rõ ràng. Khi đọc không chỉ bằng mắt, mà phải tư duy theo sách, phải nhập tâm, và nên kết hợp với ghi chép. Bởi những điều trong sách là những điều có ích cho cuộc sống mà tác giả đã chứng kiến hoặc đã trải nghiệm sau đó viết ra để là bài học kinh nghiệm cho đọc giả.
"Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói của M. Gooc-ki luôn là một tiếng kèn hiệu thúc giục mỗi người chăm chỉ đọc sách để khám phá những chân trời tươi đẹp của nhân loại.
Do những điều trên mà khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được “du lịch miễn phí” đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển. Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ...
Mỗi trang sách không những chứa đựng những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có...”, thì ta cũng có thể nói rằng: sách đã cho ta những tình cảm ta chưa có, còn bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Khi đọc sách sử, người ta có thể thêm yêu nước, thêm yêu đồng loại. Sách có thể cho ta một cách sống thế nào cho ý nghĩa mà có thể trường học, đường đời chưa dạy ta. Đó là những triết lí cuộc sống mà chúng ta tìm được khi đọc một câu chuyện, một lời tâm sự trên trang sách. Khi đọc sách ta có thể nhận ra cuộc sống muôn màu muôn vẻ, và chứa trong đó nhiều giá trị cao đẹp, giúp ta nhìn nhận chính mình cùng như người xung quanh chính xác hơn.
Như vậy, trong câu nói của nhà văn Nga, “chân trời mới” có thể được hiểu là những chân trời tri thức mới, những chân trời cảm xúc mới. Tất cả đã giúp con người đẹp thêm, có văn hóa hơn, nhân ái hơn...
Vậy vấn đề đặt ra là đọc sách thế nào để có hiệu quả, làm thế nào để sách thật sự là người bạn thân thiết của mỗi người? Khi còn trẻ nên đọc sách để tiếp thu những tri thức nhân loại, đê tôn trọng những thế hệ trước. Còn những người có tuổi, bản thân họ đã là một quyển sách, một bộ tiểu thuyết nhưng không vì thế mà họ không cần đọc sách. Những người đã già cũng cần đọc sách để giải trí, để suy ngẫm, để thấy cuộc sống có ý nghĩa ngay cả khi ta sắp lìa đời. Nói như Đác-uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Nói rằng sách là sự thu nhỏ của biển trời tri thức nhưng không phải lúc nào sách cũng làm được điều như vậy, vì có người tạo ra sách không vì mục đích trong sáng, không hướng tới mục tiêu giáo dục. Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần của nhân loại càng phong phú thì sách vở tích luỹ những điều đó càng đồ sộ, việc đọc lại trở nên quan trọng. Khi đọc sách phải có phương pháp thích hợp, có mục đích rõ ràng. Khi đọc không chỉ bằng mắt, mà phải tư duy theo sách, phải nhập tâm, và nên kết hợp với ghi chép. Bởi những điều trong sách là những điều có ích cho cuộc sống mà tác giả đã chứng kiến hoặc đã trải nghiệm sau đó viết ra để là bài học kinh nghiệm cho đọc giả.
"Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Câu nói của M. Gooc-ki luôn là một tiếng kèn hiệu thúc giục mỗi người chăm chỉ đọc sách để khám phá những chân trời tươi đẹp của nhân loại.