04/06/2017, 23:11
Dân gian ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng đồng thời lại nhắc nhở chúng ta: “Học thầy không tày học bạn”. Em hiểu những câu nói trên như thế nào?
Với truyền thống "Tôn sư trọng đạo", dân gian Việt Nam rất coi trọng vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy có câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Song dân gian cũng lại có câu “Học thầy không tày học bạn” Vậy hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau ...
Với truyền thống "Tôn sư trọng đạo", dân gian Việt Nam rất coi trọng vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục. Bởi vậy có câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên". Song dân gian cũng lại có câu “Học thầy không tày học bạn” Vậy hai câu tục ngữ này có mâu thuẫn với nhau không? Ta cần hiểu vấn đề này như thế nào?
Kho tàng tục ngữ Việt Nam là phương tiện chuyền tải những kinh nghiệm quý giá của nhân dân về những vấn đề tự nhiên, xã hội. Do hình thức ngắn gọn, hàm súc nên tục ngữ chỉ đề cập đến những vấn đề cốt lõi, cơ bản mà không mở rộng, bàn luận, nhận xét. Bởi vậy, có khá nhiều cặp tục ngữ luôn tồn tại song song với nhau tưởng như đối lập nhau nhưng thực chất là bổ sung cho nhau về ý nghĩa. Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” cũng nằm trong số đó.
Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có tính chất tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong việc học tập của con người. Xưa, các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, việc đi lại giao lưu cũng không phổ biến. Bởi vậy, người thầy chính là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu cho học trò. Thầy dạy trò đọc sách, thầy dạy trò cách cư xử hàng ngày,... không có thầy, trò không biết và không làm được điều gì trong cuộc sống. Vậy là trong việc học tập của học trò hàng ngày, người thầy đóng vai trò chủ đạo.
Nhưng nếu như câu tục ngữ trên tuyệt đối hóa vai trò của người thầy thì câu sau lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn trong việc học tập: “Học thầy không tày học bạn”. Trong thực tế, ngoài việc học thầy, ta có thể học ở bạn bè. Bạn bè là những người cùng trang lứa với ta, cùng tâm lí, cùng trình độ, nhờ vậy ta có thể học hỏi ở bạn cách học tốt hơn, rút kinh nghiệm từ bạn những điều sai trái. Trong câu tục ngữ này, từ “tày” mang ý nghĩa là “bằng". Cả câu mang ý nghĩa “Học thầy không bằng học bạn”. Cách nói này chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học bạn chứ không hề phủ nhận vai trò của việc học thầy. Điều đó cũng như câu tục ngữ trước chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học thầy chứ không phủ nhận vai trò của việc học hỏi ở các đối tượng khác.
Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng,... Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.
Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” có tính chất tuyệt đối hóa vai trò của người thầy trong việc học tập của con người. Xưa, các phương tiện thông tin đại chúng rất hạn chế, việc đi lại giao lưu cũng không phổ biến. Bởi vậy, người thầy chính là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu cho học trò. Thầy dạy trò đọc sách, thầy dạy trò cách cư xử hàng ngày,... không có thầy, trò không biết và không làm được điều gì trong cuộc sống. Vậy là trong việc học tập của học trò hàng ngày, người thầy đóng vai trò chủ đạo.
Nhưng nếu như câu tục ngữ trên tuyệt đối hóa vai trò của người thầy thì câu sau lại tuyệt đối hóa vai trò của người bạn trong việc học tập: “Học thầy không tày học bạn”. Trong thực tế, ngoài việc học thầy, ta có thể học ở bạn bè. Bạn bè là những người cùng trang lứa với ta, cùng tâm lí, cùng trình độ, nhờ vậy ta có thể học hỏi ở bạn cách học tốt hơn, rút kinh nghiệm từ bạn những điều sai trái. Trong câu tục ngữ này, từ “tày” mang ý nghĩa là “bằng". Cả câu mang ý nghĩa “Học thầy không bằng học bạn”. Cách nói này chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học bạn chứ không hề phủ nhận vai trò của việc học thầy. Điều đó cũng như câu tục ngữ trước chỉ nhằm nhấn mạnh vai trò của việc học thầy chứ không phủ nhận vai trò của việc học hỏi ở các đối tượng khác.
Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau nhắc nhở chúng ta: việc học có nhiều cách thức, nhiều phương tiện. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, ta có thể học từ rất nhiều nơi: thầy cô, cha mẹ, bạn bè, báo chí, sách vở, mạng,... Điều quan trọng là cần biết lựa chọn thông tin chính xác, cập nhật, có ích để tiếp nhận và học hỏi.