Em hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
Nói gần hơn, cụ thể hơn là môi trường quanh ta. Hiện nay, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh... ô nhiễm đã đến mức báo động. Không khí mịt mù khói xăng, khói từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. Các chất độc từ khói là một trong những nguyên nhân gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, ...
Nói gần hơn, cụ thể hơn là môi trường quanh ta. Hiện nay, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phốHồ Chí Minh... ô nhiễm đã đến mức báo động. Không khí mịt mù khói xăng, khói từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra. Các chất độc từ khói là một trong những nguyên nhân gây bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, thần kinh...
Trong những năm gần đây, nhiều hội nghị bàn về môi trường liên tục được tổ chức ở phạm vi khu vực và toàn cầu vì nạn ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống đã trở thành vấn đề cấp thiết được toàn nhân loại hết sức quan tâm.
Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường. Đó là một điều hiển nhiên không thể phủ nhận. Hằng ngày, qua các phương tiện thông tin như báo chí, truyền hình, phát thanh... chúng ta thấy thiên tai xảy ra liên tục: bão lụt, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng kéo dài xuất hiện trên khắp các châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ... kéo theo bao thảm họa không thểlường trước được. Ngay ở nước ta, hằng năm cứ đến mùa mưa là nước lũ từ thượng nguồn cuồn cuộn, hung hãn đổ về, phá vỡ đê điều, cuốn trôi nhà cửa, mùa màng và đem đến bao mất mát, đau thương... tất cả những thứ đó đều là hậu quả của việc phá rừng vô tội vạ vì rừng bị phá đồng nghĩa với việc vành đai bảo vệ không còn nữa, con người sẽ phải thường xuyên đối mặt với thiên tai.
Do không có được nhận thứcđúng đắn về tầm quan trọng của môi trường sống nên con người đã tự gây hại cho mình. Vì nguồn lợi trước mắt, không ít kẻ phá rừng, phá biển. Chặt cây lấy gỗ, mở mang diện tích trồng trọt, canh tác, đốt rừng làm rẫy, săn bắn thú quý... những việc làm đó kéo dài trong nhiều năm sẽ làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càngthu hẹp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng sinh thái. Những vụ phá rừng với quy mô lớn tiêu biểu như ở Tánh Linh, Bình Thuận, ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, ở Tây Nguyên... hay vụ cháy mất hàng ngàn héc-ta rừng nguyên sinh ở u Minh là những ví dụ điển hình.
Tục ngữ có câu: tiền rừng, bạc biển, rừng vàng, biển bạc... nhưng không có nghĩa rừng, biển là kho tàng vô tận. Cây chặt mãi cũng phải hết, tôm cá nào sinh sản kịp với kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng hóa chất của không ít người tham lam, vô ý thức hiện nay? Nếu khai thác không đi đôi với gìn giữ, bảo vệ và phát triển thì hai nguồn tài nguyên lớn ấy sẽ dần dần cạn kiệt. Hai môi trường sống chính bị suy thoái thì cuộc sống con người cũng không thểtốt lành.
Khí thải, chất thải, nước thải không được xử lí kịp thời cũng là nguồn bùng phát và lây lan bệnh dịch. Có thể nói môi trường ô nhiễm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cuộc sống và tính mạng con người nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó. Không ít người có thói xấu là vứt rác, đổ nước bẩn, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi... ra nơi công cộng, làm cho cảnh quan đô thị trở nên nhếch nhác, kém văn minh. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là rất quan trọng và cần thiết, phải làm thường xuyên, liên tục.
Nông thôn trước đây thường được coi là không gian trong lành, yên tĩnh nhưng hiện tại, với tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chóng thì những tính chất ấy không còn nguyên vẹn như xưa. Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật của nông dân cũng gây ra nhiều tác hại như việc lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu... trong trồng trọt, chăm nuôi dẫn đến ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức sản xuất...
Môi trường xanh, sạch, đẹp là môi trường lí tưởng cho cuộc sống con người, bởi thế mỗi cá nhân phải có ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường. Ý thức đó không chỉ dừng lại ở lí thuyết mà phải được biến thành hành động cụ thể hằng ngày như trồng thêm cây xanh, tiết kiệm nước sạch, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng... nhiều việc nhỏ góp lại thành việc lớn. Trách nhiệm ấy cũng không chỉ thuộc về cá nhân mà còn phải là trách nhiệm của tập thể, của xã hội, phải cần được thể chế hóa vì lợi ích của mỗi người, của toàn xã hội.