25/05/2017, 00:19

Em hãy bình luận về câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen

Đề bài: Em hãy bình luận câu tục ngữ và rút ra ý tưởng giữa lí thuyết và thực hành trong Trăm hay không bằng tay quen.   Trong hoạt động sản xuất lao động xưa kia, ông cha ta luôn có xu hưởng tích lũy lại các tri thức, kinh nghiệm lại cho con cháu các đời sau. Tuy nhiên, cũng vì lúc bấy giờ không ...

Đề bài: Em hãy bình luận câu tục ngữ và rút ra ý tưởng giữa lí thuyết và thực hành trong Trăm hay không bằng tay quen.   Trong hoạt động sản xuất lao động xưa kia, ông cha ta luôn có xu hưởng tích lũy lại các tri thức, kinh nghiệm lại cho con cháu các đời sau. Tuy nhiên, cũng vì lúc bấy giờ không có chữ viết, người Việt Nam chủ yếu là nông dân, không được tiếp xúc nhiều với sách vở, tri thức. Vì vậy, cách thức duy nhất mà các con cháu của các thế hệ sau lĩnh hội được những ...

Đề bài: Em hãy bình luận câu tục ngữ và rút ra ý tưởng giữa lí thuyết và thực hành trong Trăm hay không bằng tay quen.

  Trong hoạt động sản xuất lao động xưa kia, ông cha ta luôn có xu hưởng tích lũy lại các tri thức, kinh nghiệm lại cho con cháu các đời sau. Tuy nhiên, cũng vì lúc bấy giờ không có chữ viết, người Việt Nam chủ yếu là nông dân, không được tiếp xúc nhiều với sách vở, tri thức. Vì vậy, cách thức duy nhất mà các con cháu của các thế hệ sau lĩnh hội được những kinh nghiệm sản xuất của cha ông ta đời trước, đó chính là thông qua những câu tục ngữ, ca dao được truyền miệng. Những câu tục ngữ được ông cha ta sáng tác dựa trên những kinh nghiệm, tri thức thực tế, có đặc điểm là rất ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, súc tích mà rất vần. Trong số những câu tục ngữ được truyền từ đời này qua đời khác ấy, có câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen”.

Câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay quen” là câu tục ngữ mà ông cha ta muốn nhấn mạnh đến vai trò của những thói quen lao động, và trong cách nhìn nhận, đánh giá của ông cha ta thì “trăm cái hay” là điều rất tốt, được khuyến khích, nhưng nó cũng không bằng ‘hay quen” tức là khả năng vận dụng vào thực hành. Sự am hiểu nhiều nhưng khi không được đưa vào thực tế của sản xuất thì nó cũng mãi chỉ là lí thuyết xuông, không hề có gí trị. Vì vậy, ông cha ta đã có câu tục ngữ “trăm hay không bằng tay quen” để nói đến vị trí cốt yếu của việc thực hành, của sự vận dụng vào thực tế.

“Trăm hay” ở đây ta có thể hiểu nó là những cái tri thức, hiểu biết, sự am hiểu của con người về thế giới tự nhiên, về con người, sự vật hiện tượng. Sự hiểu biết này không chỉ góp phần mở mang tầm hiểu biết của con người trong cuộc sống, từ đó có những phản ứng, tri thức thích hợp khi gặp những trường hợp, tình huống cụ thể nào đó. Từ rất xa xưa, dù không có chữ viết, con người cũng không có điều kiện được tiếp xúc với sách vở. Nhưng cũng không vì thế mà con người coi thường hay lơ là việc học hỏi, tìm tòi những hiểu biết, những tri thức mới, cách thức tuy có khác chúng ta ngày nay, đó là họ chỉ dựa vào sự quan sát và đánh giá thực tế. Nhưng về mục đích cuối cùng thì đều giống nhau.

Tuy chỉ là hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưng cũng đòi hỏi rất nhiều những kĩ năng, không chỉ đơn thuần là bỏ ra sức lực, những giọt mồ hôi mà có thể đạt được một mùa vụ tốt nhất, để sản xuất một mùa thóc, người nông dân phải cần rất kĩ lưỡng, tỉ mỉ qua từng giai đoạn, như làm đất cyaf bừa, tát nước vào ruộng cho đất mềm và tơi xốp, cấy lúa theo hàng, chăm sóc lúa và cuối cùng là biết được độ chín của lúa để làm hoạt động thu hoạch. Những hoạt động này nghe thì có vẻ đeon gian nhưng khi thực hiện vào trong thực tế thì không hề đơn giản một chút nào. Trong hoàn cảnh sản xuất nông nghiệp có chút khắt khe như vậy.

Nếu như con người không có chút lí thuyết, không hiểu biết gì về công việc đồng áng, thì hoạt động sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra, hoặc nếu có thể diễn ra thì cũng không thể cho một mùa màng bội thu như mong muốn. Vì vậy mà xưa nay ông cha ta cũng rất coi trọng việc “trăm biết”. Nếu trăm biết là nói về sự tích lũy tri thức, học hỏi những kinh nghiệm của sản xuất, của lao động thì câu “trăm làm” ông cha ta lại nhấn mạnh đến phần thực hành của việc học hỏi, tích lũy ấy. Theo đó,trăm làm chỉ sự cần mẫn, chăm chỉ của con người trong quá trình sản xuất, tăng gia hoạt động nông nghiệp. Chính sự cần mẫn của hoạt động ấy là yếu tố quyết định nhất xem việc sản xuất có thành công hay không, hay mất mùa, thất bại.

Ở trong câu tục ngữ “Trăm hay không bằng tay làm” vẫn đề cao lợi ích của việc học hỏi, tìm tòi, tích lũy những kinh nghiệm. Bởi nó chính là yếu tố tiền đề  để những người nông dân có những tri thức sản xuất, có thể qua đó mà vận dụng vào thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, ông cha ta cũng nhấn mạnh, nếu những tri thức ấy không được vận dụng vào thực tiễn mà chỉ tồn tại dạng lí thuyết trong đầu óc của chúng ta thì chúng hoàn toàn vô ích, bởi sự hiểu biết ấy không có gí trị, nó không được đem vào thực tế mà tồn tại như một thứ dùng để trang trí, để trưng bày.

Mặt khác, thông qua việc cần cù, siêng năng trong ao động, sản xuất thì con người còn có thể tự tạo ra kinh nghiệm, chính sự gần gũi, quen thuộc trong hoạt động sản xuất sẽ mang lại cho con người những thói quen, mà lâu dần hình thành những kinh nghiệm, kĩ năng cần thiết cho việc sản xuất. Vì suy cho cùng thì những tri thức, hiểu biết cũng xuất phát từ thực tế mà ra, con người tìm tòi, học hỏi những tri thức mới cũng là để phục vụ cho thực tiễn, cũng là mong muốn làm cho cuộc sống con người trở lên tốt đẹp hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Trăm hay không bằng hay làm” không hề phủ nhận đi vai trò của việc hiểu biết,của việc ham học hỏi, tìm tòi. Ngược lại còn có sự khuyến khích với sự tích cực ấy. Tuy nhiên, các tác giả dân gian càng khẳng định, nhấn mạnh yếu tố “hay làm” bởi đó là sự vận dụng tất yếu của việc hay biết vào sản xuất, đưa hay biết từ lí thuyết vào thực tế của hoạt động sản xuất.

0