25/05/2017, 00:18

Bình luận ý kiến Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.

Đề bài: Em hãy bình luận ý kiến việc nhân nghĩa cốt ở yên dân của quân điếu phạt trước lo trừ bạo.  Viết về tình yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh, truyền thông lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, “Bình ngô đại cáo” của nhà văn tài ba Nguyễn Trãi được xem là ...

Đề bài: Em hãy bình luận ý kiến việc nhân nghĩa cốt ở yên dân của quân điếu phạt trước lo trừ bạo.  Viết về tình yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh, truyền thông lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, “Bình ngô đại cáo” của nhà văn tài ba Nguyễn Trãi được xem là một áng thiên cổ hùng văn của nền văn học dân tộc. Nếu xem “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên thì bài thơ “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ...

Đề bài: Em hãy bình luận ý kiến việc nhân nghĩa cốt ở yên dân của quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

 Viết về tình yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đấu tranh, truyền thông lịch sử, truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, “Bình ngô đại cáo” của nhà văn tài ba Nguyễn Trãi được xem là một áng thiên cổ hùng văn của nền văn học dân tộc. Nếu xem “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên thì bài thơ “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi lại được xem là bản tuyên ngôn lần thứ hai của dân tộc Việt Nam bởi chính cái giọng điệu hào sảng, ở những lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ của nhà thơ về vấn đề dân tộc.

“Bình ngô đại cáo” là bài cáo mà nhà thơ Nguyễn Trãi thừa lệnh của Lê Lợi viết, bố cáo với toàn thể dân chúng khi nghĩa quân Lam Sơn đã giành chiến thắng vang dội trước quân xâm lược của nhà Minh năm 1427. Trong bài cáo này, Nguyễn Trãi đã thể hiện được niềm tự hào về truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh cũng như trong sinh hoạt văn hóa, đó là nền văn hiến lâu đời. Nhà thơ cũng thể được niềm tự hào khi đưa Việt Nam sánh ngang với các triều đại của Trung Quốc trong niềm tự hào. Cũng trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi đã đưa ra một luận điểm hay, có ý nghĩa cao không chỉ về nội dung mà còn là một sự khẳng định trong đường hướng chính trị của giai cấp  cầm quyền, những người làm nhiệm vụ chăm lo cho đời sống của người dân:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Hai câu thơ này có thể coi là một trong những luận điểm quan trọng nhất mà Nguyễn Trãi đã nêu ra trong tác phẩm “Bình ngô đại cáo”, cũng là điều mà nhà thơ muốn khẳng định trách nhiệm tất yếu của quân “điếu phạt” đối với nhân dân, cũng vì xuất phát từ vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp chính trị. “Nhân nghĩa” vốn xuất phát từ tư tưởng Nho gia của Khổng Tử và Mạnh Tử. Trước sức mạnh và vai trò ngày càng to lớn của nhân dân trong thực tế lịch sử, để thực hiện mục đích củng cố chế độ đẳng cấp dựa trên quyền lợi của giai cấp thống trị, Nho gia đã chủ trương  phải nhượng bộ với nhân dân, phải trọng dân.

Cũng xuất phát từ ý nghĩa đó, Nguyễn Trãi đã một lần nữa khẳng định vai trờ cũng như sức mạnh của những người nông dân. “Nhân nghĩa” là những việc tốt đẹp, là những đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Để cho đất nước luôn hưng thịnh, trường tồn thì người đứng đầu một nước nói riêng, những người trong triều đình nói chung cần phải quan tâm đến nhân dân, phải luôn lấy người dân làm gốc trong mọi hoạt động, quản lí, tổ chức cũng như phát triển đất nước. Bởi dân có được yên thì đất nước mới có sự phát triển, mới có sự ổn định. Dân chúng là những con người sinh sống trong một quốc gia, một dân tộc, họ chính là những người làm nên dân tộc.

Mặt khác, nhân dân chính là lực lượng cốt yếu không chỉ trong hoạt động sản xuất của cải vật chất cho xã hội mà họ còn là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Cũng là nhân dân làm cho một triều đại hưng thịnh hay suy tàn, bởi chính sự quan tâm, đối xử của nhà nước thống trị ấy đối với cuộc sống sinh hoạt, làm ăn của chính họ. Nhân nhân là người đẩy thuyền cũng là người lật thuyền, nếu như một triều đại luôn quan tâm đến cuộc sống của người dân dân, chăm lo đến sự sống, có những chính sách thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa của người dân phát triển, đảm bảo mọi lẽ công bằng cho người dân. Thì tất yếu những người dân trong xã hội ấy sẽ đồng lòng, dốc sức đưa triều đại ấy tiến lên, phát triển phồn thịnh.

Ngược lại, nếu một triều đình chỉ lấy việc ăn chơi trác tang của vua chúa làm tiêu khiển, quản lí dân chúng bằng bạo tàn, bóc lột làm cho đời sống của người dân lầm than, đau khổ thì họ tất yếu sẽ đứng lên bảo vệ mình, lật đổ triều đại suy tàn, đổ nát ấy. Nhận biết được tầm quan trọng của dân chúng, Nguyễn Trãi cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của quân điếu phạt: “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Tức, sau khi giành được độc lập dân tộc từ tay quân Minh, quân điếu phạt hay những người thuộc giai cấp thống trị phải có trách nhiệm bảo vệ cho cuộc sống của người dân, trừ bạo ngược, cái xấu xa, cái ác trong cuộc sống, làm cho cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn, họ có thể yên bình làm ăn. Đấy là trách nhiệm cốt yếu của quân điếu phạt cũng là đường hướng chính trị đúng đắn nếu muốn phát triển đất nước.

Câu nói: “Việc nhân nghĩa cốt yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” trong “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là một luận điểm quan trọng, nó thể hiện được trí tuệ cũng như sự am hiểu của người viết về những việc chính trị, về việc ổn định phát triển đất nước. Câu nói này có ý nghĩa ở mọi thời đại, ngày nay cũng rất cần sự phát huy sự “yên dân” này.

0