04/06/2017, 08:49
Em hãy bàn luận về câu nói của Vương Dương Minh, một học giả Trung Hoa: Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả."
Ở đời có người gặp sao hay vậy, không có một quan niệm rõ ràng, vì thế nên dễ mất phương hướng trong việc lập chí, khiến trong đời cứ mua hết thất bại này đến thất bại khác. Bởi thế, khích lệ sự lập thân bằng một đường lối chắc chắn, Vương Dương Minh, một học giả của Trung Hoa ở cuối thế kỉ XV đã ...
Ở đời có người gặp sao hay vậy, không có một quan niệm rõ ràng, vì thế nên dễ mất phương hướng trong việc lập chí, khiến trong đời cứ mua hết thất bại này đến thất bại khác.
Bởi thế, khích lệ sự lập thân bằng một đường lối chắc chắn, Vương Dương Minh, một học giả của Trung Hoa ở cuối thế kỉ XV đã nói: “Người không có chí như thuyền không lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả."
Vậy chí là gì mà học giả họ Vương đã quan niệm một cách tha thiết như vậy? Ta hãy xét sau đây:
Đối với một con người về phần nội tại thì "chí" để chỉ một nghị lực tinh thần, nó có sức mạnh thúc đẩy người ta theo đuổi con đường đã vạch ra để liên tục hành động cho kì đến mục đích. Nhờ đó con người không chán nản trước trở lực, khó khăn, hầu thực hiện được một lí tưởng, một sự nghiệp.
Nếu thiếu chí tức là thiếu mọi ý thức hành động cho đời sống tinh thần cùng như vật chất của mình, suốt đời lông bông thay đổi, nay ngắm đường này, mai ngắm đường kia, có khác nào con thuyền không lái thì dù có được dùng sức mạnh trăm chèo cũng không thể nào hướng nó đến cái đích của bến mà mình đã định được, hay con ngựa không cương thì dù ngựa hay, người cười giỏi cũng chỉ tung bụi mà chạy chứ không biết phải dừng lại nơi chốn nào. Vậy cái lái của thuyền kia, cũng như cái cương của con ngựa nọ là những bộ phận thiết yếu khiến cho thuyền đi, cho ngựa tiến đúng lối đã định.
Bộ phận ấy được học giả Vương Dương Minh ví với cái chí của con người, chỉ có chí quyết định, chí vững tiến mới khiến người ta khỏi lông bông trên đường mới.
Lời nói của Vương Dương Minh rất đúng với sự thật. Ta cứ xem trong lịch sử danh nhân có ai thiếu chí mà xáy dựng được nghiệp lớn hay lí tưởng cao đẹp đâu. Trái lại, tất cả những kẻ thành công trong đời phải là những kẻ có chí lớn cả. Cứ xem Lê Lợi mười năm gian khổ trong rừng sâu hiểm trở để tìm cách diệt quân Minh đủ thấy rõ cách lập chí của bậc anh hùng, hay thấp hơn nữa. Nguyễn Công Trứ, mặc cho hoàn cảnh lao lung cơ hàn cấu xé vẫn thẳng một đường tiến tới theo chí đã vạch ra. Hoặc giả như ông Nansen, nhà thám hiểm Bắc Cực đã không nản chí, suốt ba năm trời chịu đựng đói rét để thực hiện công việc của mình. Bởi vậy, thiếu đi cái chí có thể coi như là thiếu tất cả các phương tiện tiến bộ, bất cứ ở trong phương diện nào: khoa học, văn chương, kinh tế... khiến cho cuộc đời mình không có hướng đi nữa.
Nhận định được giá trị tư tưởng trên, ta không thể không suy nghĩ kĩ về cách lập luận của mình trong việc vạch rõ một đường tiến và luyện lấy cái chí kiên quyết để hành động. Trên bước đường tiến ấy, ta mới tìm thấy sự say mê, hào hứng, mặc dù chưa đạt hay không đạt được mục đích muốn.
Vậy chí là gì mà học giả họ Vương đã quan niệm một cách tha thiết như vậy? Ta hãy xét sau đây:
Đối với một con người về phần nội tại thì "chí" để chỉ một nghị lực tinh thần, nó có sức mạnh thúc đẩy người ta theo đuổi con đường đã vạch ra để liên tục hành động cho kì đến mục đích. Nhờ đó con người không chán nản trước trở lực, khó khăn, hầu thực hiện được một lí tưởng, một sự nghiệp.
Bộ phận ấy được học giả Vương Dương Minh ví với cái chí của con người, chỉ có chí quyết định, chí vững tiến mới khiến người ta khỏi lông bông trên đường mới.
Lời nói của Vương Dương Minh rất đúng với sự thật. Ta cứ xem trong lịch sử danh nhân có ai thiếu chí mà xáy dựng được nghiệp lớn hay lí tưởng cao đẹp đâu. Trái lại, tất cả những kẻ thành công trong đời phải là những kẻ có chí lớn cả. Cứ xem Lê Lợi mười năm gian khổ trong rừng sâu hiểm trở để tìm cách diệt quân Minh đủ thấy rõ cách lập chí của bậc anh hùng, hay thấp hơn nữa. Nguyễn Công Trứ, mặc cho hoàn cảnh lao lung cơ hàn cấu xé vẫn thẳng một đường tiến tới theo chí đã vạch ra. Hoặc giả như ông Nansen, nhà thám hiểm Bắc Cực đã không nản chí, suốt ba năm trời chịu đựng đói rét để thực hiện công việc của mình. Bởi vậy, thiếu đi cái chí có thể coi như là thiếu tất cả các phương tiện tiến bộ, bất cứ ở trong phương diện nào: khoa học, văn chương, kinh tế... khiến cho cuộc đời mình không có hướng đi nữa.
Nhận định được giá trị tư tưởng trên, ta không thể không suy nghĩ kĩ về cách lập luận của mình trong việc vạch rõ một đường tiến và luyện lấy cái chí kiên quyết để hành động. Trên bước đường tiến ấy, ta mới tìm thấy sự say mê, hào hứng, mặc dù chưa đạt hay không đạt được mục đích muốn.