Vai trò và đường lối chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ờ Việt Nam?
Vai trò và đường lối chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ờ Việt Nam? Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với các hoạt động và công lao vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. ...
Vai trò và đường lối chính trị của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ờ Việt Nam?
Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với các hoạt động và công lao vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với các hoạt động và công lao vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Tháng 11 -1924, Người đã từ Liên Xô trở về Quảng Châu (Trung Quốc) để xúc tiến công việc chuẩn bị cho sự ra đời của chính đảng mácxít ở Việt Nam. Sau khi gặp nhóm thanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã, Người đã chọn một số thanh niên tích cực, thành lập ra nhóm Cộng sản đoàn (2-1925). Dựa trên nhóm Cộng sản đoàn, tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi hơn, lấy tên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Thanh niên. Báo ra số đầu ngày 21-6-1925. Mục đích của Hội là "làm cách mạng dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở), rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản)". Về tổ chức có 5 cấp: tổng bộ, xứ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Về thành phần xã hội, lúc đầu bao gồm 90% là trí thức tiểu tư sản, chi có 10% là công nông; vể sau tuy các thành phần công nông có tăng lên, nhưng lực lượng trí thức vẫn chiếm tới 40%. Về hoạt động trong khoảng 3 năm (1925 - 1927), Hội đã tổ chức được trên 10 lớp huấn luyện với trên 200 hội viên. Nội dung chương trình học tập bao gồm cả kiến thức lý luận và thực tiễn cách mạng. Kết thúc các lớp đào tạo, phần lớn cán bộ được đưa về nước để tuyên truyền vận động, xây dựng các cơ sở của Hội. Trong quá trình xây dựng cơ sở và tập hợp quần chúng, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên kết nạp ngày càng nhiều hội viên. Từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đầu nărn 1927 các kỳ bộ được thành lập, ngoài ra còn chú trọng xây dựng cơ sở ở Xiêm, để mở rộng hoạt động tuyên truyền trong Việt kiều. Năm 1927, Hội đã xây dựng được các cơ sở trên nhiều địa phương trong nước. Các Kỳ bộ, Tỉnh bộ được thành lập. Cuối năm 1928, Hội tổ chức phong trào "vô sản hoá", đưa các hội viên về các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, nông thôn để rèn luyện nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời trực tiếp giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh. Năm 1928 có 300 hội viên, đến năm 1929 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000 người. Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị và trở thành lực lượng chính trị yêu nước rộng lớn trong cả nước. Những hoạt động của Hội đã tích cực thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Nhờ vậy, phong trào công nhân và phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân ngày càng phát triển. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam chuyển mạnh sang xu hướng cách mạng vô sản, đến năm 1929 các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhận thấy sự cần thiết phải thành lập một Đảng Cộng sản thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để lãnh đạo và đưa cách mạng tiếp tục tiến lên. Phong trào công nhân, phong trào đấu tranh của nông dân và các tầng lớp thị dân càng phát triển sôi nổi thì càng đòi hỏi phải có người tổ chức và lãnh đạo. Nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng dân tộc và gánh vác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt ra và ngày càng trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Vai trò của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã được Hồ Chí Minh nhận xét:
"Nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản (Đảng Cộng sản)".
Sự ra đời các tổ chức cộng sản:
Trước yêu cầu phát triển của phong trào, tháng 3- 1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu...) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Tháng 5-1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp ở Hương Cảng (Trung Quốc), kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về việc giải tán Hội để thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận. Đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ đã rút khỏi Đại hội. Sau khi về nước, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã giải thích lý do rút khỏi Đại hội và khẳng định đã có đủ những điều kiện để thành lập chính đảng cách mạng. Ngày 17-6- 1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), Đông Dương Cộng sản Đảng đã được thành lập, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và quyết định xuất bản báo Búa Liềm. Tuyên ngôn Đông Dương Cộng sản Đảng nêu rõ: Thời kỳ đầu tiên của cách mạng ở Đông Dương là tư sản dân quyền cách mạng, giai cấp vô sản "thực hành công nông liên hiệp" để đánh đuổi đế quốc Pháp và lật đổ phong kiến địa chủ "thực hành thổ địa cách mệnh”
Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng là sự kiện chính thức kết thúc vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tác động đến sự ra đơi của các tổ chức cộng sản khác. Sau sự kiện này, tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng phát triển mạnh ở các địa phương, nhất là ở Bắc Kỳ.
Tháng 11-1929, các đồng chí Tổng bộ và Kỳ bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng.
Trước sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam trong nửa cuối năm 1929, ở Trung Kỳ tổ chức Tân Việt Cách mạng Đảng ngày càng phân hoá sâu sắc. Là một tổ chức chính trị của trí thức, thanh niên yêu nước, thời kỳ đầu mới thành lập còn là một tổ chức yêu nước chưa có lập trường giai cấp rõ rệt. Địa bàn hoạt động chính của Tân Việt là ở các tỉnh miền Trung, chủ yếu thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, nội bộ Tân Việi ngày càng phân hoá sâu sắc: số đông ngả hẳn sang khuynh hướng cộng sản, quyết định thành lập tổ chức Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ngày 1-1- 1930 tại Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Ba tổ chức cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam vào nửa cuối năm 1929 và đầu năm 1930 khẳng định bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam và ưu thế của hệ tư tưởng cộng sản trong phong trào dân tộc. Tuy nhiên, do có ba tổ chức cộng sản ở một nước nên không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Vì vậy, khắc phục sự phân tán và chia rẽ về tổ chức đó là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản cũng là đòi hỏi khẩn thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ.
Trước tình hình đó, ngày 27-10-1929, trong tài liệu của Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương đã nêu rõ: "Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Động Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương".
Ở thời điểm lịch sử đầy sôi động nhưng cũng không ít khó khăn, phức tạp đó của phong trào cách mạng Việt Nam, một lần nữa trách nhiệm lịch sử lại đặt lên vai lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một chính đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng.
soanbailop6.com