Dung dịch giữ thành vách hố đào
là loại dung dịch làm nhiệm vụ thay thế chỗ cho đất được lấy ra khỏi hố đào, chúng phải có khả năng tạo màng keo (tỉ lệ keo > 95%) phủ lên bề mặt thành đất hố đào nhằm tăng tính ổn định của thành vách hố đào. Với tỷ trọng nhỉnh hơn ...
là loại dung dịch làm nhiệm vụ thay thế chỗ cho đất được lấy ra khỏi hố đào, chúng phải có khả năng tạo màng keo (tỉ lệ keo > 95%) phủ lên bề mặt thành đất hố đào nhằm tăng tính ổn định của thành vách hố đào.
Với tỷ trọng nhỉnh hơn nước tí chút (1,05 ÷ 1,15 t/m³), dung dịch giữ thành hố đào tạo được sự cân bằng áp lực với nước ngầm trong đất. Nhưng do tỷ trọng dung dịch thấp hơn bê tông rất nhiều (trọng lượng riêng của vữa bê tông nặng là khoảng 2,2 ÷ 2,5 t/m³) nên khi đổ bê tông thì bê tông có thể đẩy nổi dung dịch giữ thành lên trên. Đồng thời, nhờ màng keo trên kết hợp với độ nhớt cao (thời gian chảy qua phễu 500 đến 700 cc để đo độ nhớt là từ 18 ÷ 45 sec (giây) , tùy mức độ nhớt của dung dịch), dung dịch này gây cản trở dòng chảy của nước ngầm trong đất.
Về thành phần hóa học, dung dịch giữ thành phải trung tính với bê tông, do đó nó phải mang tính kiềm nhẹ (độ PH từ 7 ÷ 9), gần tương đương với đất hố đào và phù hợp với bê tông.
Trong thi công, thường dùng dung dịch bentonite, là dung dịch của một loại bột khoáng sét pha với dung môi là nước, để làm dung dịch giữ thành vì dung dịch bentonite có đầy đủ tính chất yêu cầu trên, đảm bảo ngăn chặn được nước từ các khe nước ngầm và giữ được ổn định cho thành hố khoan. Dung dịch này thường được thu lại sau khi làm sạch hố khoan, hố đào và được sử dụng cho các lần khoan tiếp theo.
Hiện nay người ta cũng đưa vào sử dụng một loại dung dịch polymer làm dung dịch giữ thành. Cũng có nhiều công trình sử dụng dung dịch giữ thành là hỗn hợp pha theo một tỷ lệ nhất định của bentonite và polymer, như công trình cầu Cần Thơ (phần cọc nhồi).