10/05/2018, 22:30
“Du học tại chỗ” và câu hòi thường gặp
Em mình vừa họcxong Cao Đẳng ở một trường ĐH Kỹ thuật công nghệ. Cậu ấy rất thathiết được đi nước ngoài để học đại học, nhưng gia đình mình thuộcdiện “Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”, nên cần phải cân nhắckỹ, “liệu cơm mà gắp ...
Em mình vừa họcxong Cao Đẳng ở một trường ĐH Kỹ thuật công nghệ. Cậu ấy rất thathiết được đi nước ngoài để học đại học, nhưng gia đình mình thuộcdiện “Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung”, nên cần phải cân nhắckỹ, “liệu cơm mà gắp mắm”. Ba má mình bảo cậu ấy có thể “du họctại chỗ”, nhưng khi cậu ấy hỏi han, trao đổi với bạn bè về các hìnhthức “du học tại chỗ” thì các bạn kể ra bao nhiêu loại hình đa dạng,bao nhiêu trường tham gia tổ chức, rối rắm như lạc vào ma trận, khôngbiết đâu mà “rờ”!Một số trườngnước ngoài lập chi nhánh ở Việt Nam để đào tạo trực tiếp (RMIT, ĐHViệt Đức, …). Nhiều sinh viên nói rằng, để tiết kiệm chi phí họ cũngcố gắng “nội địa hóa” tối đa đội ngũ giảng viên của họ, và việc quảnlý lớp học khá lỏng lẻo. Không biết hiệu quả đào tạo ra sao với“đầu vào” như thế, mà lại học bằng ngoại ngữ? Ngay cả sinh viên cáctrường đại học “top” mà còn chịu không thấu nữa là …Và điều quantrọng là học phí với “giá trên trời” mà những gia đình “thườngthường bậc trung” thì chắc chắn không sao kham nổi. Đối với nhiềunước khác nhau quan điểm về “đào tạo” cũng rất khác nhau. Nhiều nướccoi “đào tạo” là lãnh vực “sự nghiệp”, góp phần xây dựng lực lượngcán bộ có kiến thức tiên tiến hiện đại phục vụ đất nước, trong khi cácnước khác coi “đào tạo” đơn thuần là một hoạt động kinh doanh. Lạicó nước coi “đào tạo” trong nước là “sự nghiệp” nhưng khi xuất khẩura nước ngoài hay đào tạo người nước ngoài thì đó là hoạt động kinhdoanh, chủ yếu thu được lợi nhuận, ngoại hối, hơn là vì mục đích“sự nghiệp”. Mà đã là kinh doanh thì ắt phải tính toán “một vốnbốn lời” và khó tránh khỏi tâm lý tất yếu ”sống chết mặc bây, tiềnthầy bỏ túi.”!.Có rất nhiều trường Việt Nam, đủ cả, từ các trường dân lập, tư thục cho đến cácđại học lớn, trọng điểm (ĐH Quốc Gia Tp HCM / Hà nội, ĐH Kinh tếTP.HCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Mở, ĐH Duy Tân, …), đang đua nhau liên kết với mộttrường nước ngoài để đào tạo. Nghe các bạn nói họ tuyển sinh dễdàng và cũng “tốt nghiệp” khá dễ dàng, nhưng chất lượng thì khôngbiết ra sao, phụ huynh và học sinh không khỏi lo ngại về giá trị thực tế củatấm bằng. Và điều quan trọng vẫn là học phí, với “giá trên mây”, mà sinhviên gia đình nghèo và trung bình chỉ có cách “say goodbye”, kể cả giađình khá giả chắc cũng “oải”. Bên cạnh đó, lạicòn có nhiều trường ĐH, CĐ tư nhân mới mở ở Việt Nam nhưng được đặt tên theo cácquốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới sau khi mua chương trình họcvà liên kết cấp bằng với một trường ở quốc gia này. Hàng loạt những tên gọinước ngoài đã làm không ít người nhầm lẫn về nguồn gốc của các trường này.Chuyện giấy phép cấp bằng của các trường “quốc tế” trên là vấn đề đáng quantâm. Đã có trường bị buộc đóng cửa vì mở lớp đào tạo bậc ĐH, CĐ nhưng chỉ sởhữu giấy phép đào tạo ngắn hạn, khiến hàng ngàn sinh viên dở khóc dở cười vớitấm bằng không có chút giá trị gì cả. Mới đây các phongtrào giáo dục mở online trên thế giới như OCW, Coursera, edX,…đangnở rộ, và tại Việt Nam phong tràonày cũng đã manh nha trong một vài lĩnh vực có phần thực dụng như luyện thi đạihọc, đào tạo SEO, hướng dẫn lập trình…Điều quan trọng là người học ởViệt Nam đã bắt đầu có cơ hội được học với các giáo sư nổi tiếngcủa các trường đại học hàng đầu thế giới theo các chương trình, kiến thứctiên tiến, hiện đại. Em mình xem trên báo thấy nói rất hay. Cậu ấyrất “mê” nhưng buồn và thất vọng thay, khi cậu ấy thử nghe trên YouTubecác giáo sư giảng bài thì cậu ấy nói rằng chẳng khác gì “vịt nghesấm”!. Vốn tiếng Anh đã học ở trung học phổ thông và hai học kỳ học“cưỡi ngựa xem hoa” ở trường Cao đẳng nghe ra còn xa vời lắm mới cóthể giúp vượt qua được “rào cản ngôn ngữ”. Ba má mình động viên cậu ấycứ cố gắng nghe, nghe riết rồi sẽ quen. Thế nhưng mình còn nhớ, theomột hội nghị về việc dạy và học tiếng Anh được tổ chức ở TP HCM,thì ngay các sinh viên chuyên ngữ màcũng có đến 40%-60% là “câm” hoặc “điếc”, thì mình chắc phải dămmười năm nữa may ra em mình mới nghe quen được! Có một anh bạn mìnhnói có nhóm “Kiến học” (kienhoc.vn) dịch và cung cấp các khóa học mở kểtrên bằng tiếng Việt khá tốt, lại với chi phí thấp hoặc miễn phí. “Kiến Học”thiết kế và biên tập lại từ các nguồn học liệu mở của các trường đại học hàng đầuthế giới như Harvard, MIT, Stanford… ,dịch các bài giảng do giáo sư các trườngnói trên trực tiếp giảng dạy, và tổ chức khóa học đó online bằng tiếng Việtvới sự hỗ trợ, cố vấn của các chuyên gia xuất sắc trong ngành. Nhờ vậy, cácbạn sinh viên, học viên Việt Nam có thể tiếp cận với các chương trình giảngdạy hàng đầu thế giới, và học các khóa học ngay tại nhà, với phụ đề tiếngViệt cùng với đầy đủ các bài kiểm tra, bài thi như trên lớp. Có lẽ đây làhình thức “du học tại chỗ” phù hợp, tiết kiệm nhất?