Động vật thừa hưởng bộ não lớn sẽ tiến hóa nhanh hơn
Từ thời Darwin, các nhà nghiên cứu tiến hóa sinh vật học luôn tự vấn tại sao một số giống loài này lại đa dạng hơn những giống loài khác. Quan điểm cổ điển cho rằng tốc độ đa dạng cao tương ứng với sự mở rộng cơ hội sinh thái dẫn đến quá trình phân nhánh ...
Từ thời Darwin, các nhà nghiên cứu tiến hóa sinh vật học luôn tự vấn tại sao một số giống loài này lại đa dạng hơn những giống loài khác. Quan điểm cổ điển cho rằng tốc độ đa dạng cao tương ứng với sự mở rộng cơ hội sinh thái dẫn đến quá trình phân nhánh thích nghi nhanh chóng từ một tổ tiên ban đầu.
Vẹt có bộ não lớn nên là một trong những nhóm tiến hóa đa dạng ở loài chim. Hình ảnh: Daniel Sol
Theo cuốn sách giáo khoa về họ chim sẻ ở Galapagos của Darwin, tổ tiến của chúng định cư ở những hòn đảo không có loài săn mồi cạnh tranh với chúng nên đã phát triển nhanh chóng thành 13 loài khác nhau, mỗi loài thích ứng với các nguồn thức ăn theo những cách khác nhau. Những thí dụ khác đã làm một vài người quan niệm cội nguồn chủ yếu của quá trình phân nhánh tiến hóa nằm ở điều kiện ngoại cảnh thích hợp, sẽ tạo lợi thế cho những cơ hội tiến hóa sinh thái cho các loài sinh sống ở đó.
Tuy nhiên, liệu có xảy ra khả năng đa dạng sinh vật không chỉ phụ thuộc vào đặc tính môi trường do tổ tiên mỗi loài được hưởng và di truyền lại cho thế hệ con cháu mà còn phụ thuộc vào đặc trưng của chính loài đó? Giờ đây, nghiên cứu mới chứng minh khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra, các nhà khoa học đề xuất quan điểm chi rằng một số giống chim sở hữu bộ não lớn có thể dễ dàng có cơ hội phân nhánh tiến hóa hơn.
Hơn 20 năm trước, Jeff Wyles, Allan Wilson vaf Joseph Kunkel đề xuất “giả thuyết điều khiển hành vi”, họ quan niệm bộ não lớn có thể là đặc ân của sự đa dạng tiến hóa thích nghi với môi trường ở các loài động vật, bằng cách dễ dàng thay đổi những hành vi cần thiết để lợi dụng được các nguồn thức ăn hoặc môi trường. Thật đáng tiếc, khi trình bày hệ thống lý thuyết, họ đã tìm thấy rất ít bằng chứng cho luận đề kích thước não bộ làm hạn chế khả năng nhận thức của động vật.
Mặc dù từ đó về sau, bằng chứng về kích thước cơ thể đã xác nhận chắc chắn bộ não lớn ở động vật có có liên quan đến kích thước cơ thể của chúng, giúp chúng hình thành nhiều kỹ năng giúp thay đổi hành vi do học hỏi và sáng tạo, dễ dàng thích nghi với những thay đổi mới từ môi trường và tận dụng được nguồn thức ăn mới. Bất chấp những kết quả đã đạt được, vai trò của não bộ trong sự đa dạng thích nghi của động vật vẫn đang còn được tranh cãi, phần lớn vướng mắc trong khó khăn của việc chứng minh động vật có bộ thừa hưởng bộ não lớn sẽ tiến hóa nhanh hơn.
Giờ đây, nhà sinh thái học Daniel Sol tại Đại học CREAF-Autonomous, Barcelona và là nghiên cứu tiến hóa sinh vật học tại Đại học Trevor Price, Chicago, đã đưa ra được bằng chứng về vai trò của kích thước não bộ ở loài chim, nghiên cứu công bố trên ấn phẩm The American Naturalist. Phân tích độ lớn của 7209 mẫu cơ thể loài chim (đại diện cho 75% tổng số loài chim), nhóm nghiên cứu phát hiện thấy những giống chim đã trải qua quá trình đa dạng hóa kích thước cơ thể ở mức lớn nhất thường có bộ não lớn hơn đòi hỏi của kích thước cơ thể.
Những loài này bao gồm chim gõ kiến Picidae, chim mỏ sừng Bucerotidae, loài vẹt Psittacidae, loài cú Strigidae, Menuridae (lyrebirds), loài quạ Corvidae. Kích thước bộ não có thể thúc đẩy những đa dạng về hình thái bởi khả năng dễ dàng mở rộng sự phát triển và hình thành loài mới, bản phân tích còn cho biết mối tương liên giữa kích thước não bộ và đa dạng loài được thống kê không phụ thuộc vào phạm vi địa lý và sự phong phú của loài.
Daniel Sol tuyên bố “Phần lớn những khả năng khác như bộ não lớn làm tăng tốc độ đa dạng tiến hóa bởi khả năng dễ dàng thay đổi hành vi, dẫn đến những thúc bách lựa chọn mới lên nhóm loài, và những phân nhánh thích ứng không đồng đều của nhóm loài với môi trường”. Do đó những loài có khả năng linh hoạt trong kinh nghiệm kiếm mồi và hành vi thì có thể tồn tại cùng với những thay đồi từ môi trường, động lực chính của tiến hóa.