Động vật lưỡng cư
(danh pháp khoa học: Amphibia), chẳng hạn như ếch nhái, cóc, rồng lửa hay kỳ giông (Salamanders), sa giông (newts), và ếch giun (gymnophiona), thuộc nhóm động vật máu lạnh đều trải qua giai đoạn ấu trùng trước khi trưởng thành, hô hấp bằng mang (dưới nước) ...
(danh pháp khoa học: Amphibia), chẳng hạn như ếch nhái, cóc, rồng lửa hay kỳ giông (Salamanders), sa giông (newts), và ếch giun (gymnophiona), thuộc nhóm động vật máu lạnh đều trải qua giai đoạn ấu trùng trước khi trưởng thành, hô hấp bằng mang (dưới nước) khi còn là ấu trùng, khi trưởng thành hô hấp bằng da hoặc phổi. Thông thường, lưỡng cư có bốn chi. Không giống như các động vật có màng ối (chim, thú, bò sát, khủng long), lưỡng cư đẻ trứng dưới nước, như các loài cá. Lưỡng cư có vẻ bề ngoài gần giống với bò sát.
Cóc Western Spadefoot, Spea hammondiixuất hiện từ kỷ Devon, trở thành những động vật ăn thịt số một trong kỷ Than đá cho đến khi xuất hiện cá sấu tiền sử.
Theo cách phân loại truyền thống, lưỡng cư bao gồm tất cả các động vật bốn chân không có màng ối. Chúng được chia thành 3 phân lớp, trong đó 2 phân lớp đã hoàn toàn tuyệt chủng:
LabyrinthodontiaHóa thạch Nectridea, Lepospondyli
* Phân lớp Labyrinthodontia (sống trong đại Cổ sinh và đầu đại Trung sinh). Đã tuyệt chủng.
* Phân lớp Lepospondyli (một nhóm nhỏ sống trong đại Cổ sinh). Đã tuyệt chủng.
* Phân lớp Lissamphibia (ếch nhái, cóc, kỳ giông, sa giông, v.v) bao gồm:
+ Họ Albanerpetontidae – sống ở kỷ Jura tới thế Miocen (đã tuyệt chủng)
o Siêu bộ Salientia
+ Chi Triadobatrachus – kỷ Trias (đã tuyệt chủng)
+ Bộ Ếch nhái (Anura), ví dụ: ếch nhái, cóc v.v: sống từ kỷ Jura tới nay, hiện còn khoảng 5.453 loài trong 45 họ.
+ Bộ Có đuôi (Caudata hay Urodela), ví dụ: kỳ giông, sa giông v.v: sống từ kỷ Jura tới nay, hiện nay còn 560 loài trong 10 họ.
+ Bộ Không chân (Gymnophiona hay Apoda), ví dụ: ếch giun: sống từ kỷ Jura tới nay, hiện còn 171 loài trong 3 họ.