Đồng và hợp chất của đồng Hóa học 12: Bài 1,2,3, 4,5,6 trang 158,159
Đồng và hợp chất của đồng Hóa học 12: Bài 1,2,3, 4,5,6 trang 158,159 Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng. Hướng dẫn giải bài 1 trang 158, bài 2,3,4,5,6 Hóa học lớp 12 trang 159. Mục tiêu: Biết vị trí của đồng (cu) trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất, một số hợp chất quan ...
Đồng và hợp chất của đồng Hóa học 12: Bài 1,2,3, 4,5,6 trang 158,159
Bài 35: Đồng và hợp chất của Đồng. Hướng dẫn giải bài 1 trang 158, bài 2,3,4,5,6 Hóa học lớp 12 trang 159.
Mục tiêu: Biết vị trí của đồng (cu) trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất, một số hợp chất quan trọng của đồng
Bài 1. Cấu hình electron của Cu2+ là :
A. [Ar]3d7.
B. [Ar]3d8.
C. [Ar]3d9.
D. [Ar]3d10.
Bài 2. Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO(đktc). Kim loại M là :
A.Mg; B.Cu.; C.Fe.; D.Zn.
Ta có:
3M + 4HNO3 -> 3M(NO3)n+ nNO + 2H2O.
nM = 0,6/n
MM = 32n ⟹ Chỉ có n = 2 thì MM = 64. Vậy M là Cu.
Đáp án B.
Bài 3. Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là :
A.21,56 gam. B. 21,65 gam.
C. 22,56 gam. D. 22,65 gam.
Bài 4. Đốt 12,8 gam Cu trong không khí, hòa tan chất rắn thu được trong dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hòa tan chất rắn.
a) 2Cu + O2 → 2CuO (1)
3CuO + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + H2O (2)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O (3)
b) nCu = 0,2 (mol) ; nNO = 0,02 (mol)
Từ (2) => nCu(dư) = nNO = 0,03 (mol) ; nHNO3 = 4nNO = 0,08 (mol).
Từ (1) => nCuO = nCu(phản ứng) = 0,2 – 0,03 = 0,17 (mol).
Từ (3) => nHNO3 = 2nCuO = 0,34 (mol).
Vậy thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là : (O,34 + 0,08) / 0,5 = 0,84 (lít).
Bài 5. Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50 ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gia phản ứng.
a) nCuSO4 = nCuSO4.5H2O = 58 / 250 = 0,232 mol.
CCuSO4 = 0,232 / 0,5 = 0,464M.
b) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
nFe= nCuSO4 = 0,232 mol.
mFe = 0,232 x 56 = 12,992g.
Bài 6. Một thanh đồng có khối lượng 140,8 gam được ngâm trong dung dịch AgNO3 nồng độ 32% (D = 1,2 g/ml) đến phản ứng hoàn toàn. Khi lấy thanh đồng ra thì nó có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng để ngâm thanh đồng (giả thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám hết vào thanh đồng).
Khối lượng thanh đồng tăng là ∆m = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)
Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Gọi x là số mol Cu phản ứng
Ta có ∆m = mAg – mCu = 2 x 108x – 64x
30,4 = 152x → x = 0,2 (mol)
Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3= 0,2 x 2 x 170 = 68(g)
Thể tích dung dịch AgNO3 là VAgNO3 = 68 x 100 / 32 x 1,2 = 177,08(ml).