13/01/2018, 22:31

Sở GD Tây Ninh đưa chương trình Vinh quang Việt Nam 2017 vào đề thi HSG Văn năm 2017

Sở GD Tây Ninh đưa chương trình Vinh quang Việt Nam 2017 vào đề thi HSG Văn năm 2017 Chủ đề về gương mặt anh hùng trong thời kì đổi mới và phong trào Thơ mới được ra đề trong đề thi HSG năm nay của tỉnh. Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tây Ninh Kỳ Thi Chọn Học Sinh Giỏi Lớp 12 THPT Vòng Tỉnh năm ...

Sở GD Tây Ninh đưa chương trình Vinh quang Việt Nam 2017 vào đề thi HSG Văn năm 2017

Chủ đề về gương mặt anh hùng trong thời kì đổi mới và phong trào Thơ mới được ra đề trong đề thi  HSG năm nay của tỉnh.

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Tây Ninh
Kỳ Thi Chọn Học Sinh Giỏi Lớp 12 THPT Vòng Tỉnh năm 2017-2018
Ngày thi: 25 tháng 9 năm 2017
Môn thi: Ngữ Văn – Lớp 12 THPT
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề chính thức

1. (8,0 điểm)

Trong chương trình “Vinh quang Việt Nam 2017 – Dấu ấn 30 năm đổi mới” (diễn ra vào lúc 20h00 ngày 20/05/2017 tại cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội) đã tôn vinh những tấm gương điển hình trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng bảo vệ Tổ quốc:

Ảnh chụp chương trình (BTV – Sưu tầm)

“… Đó là ngư dân Mai Phụng Lưu – người có biệt tài “Sói biển” đã kiên trì bám biển, bám ngư trường Hoàng Sa dù 4 lần bị tàu nước ngoài bắt giữ, tấn công. Đó là em Trần Văn Tuyền (14 tuổi) đã cứu sống 11 ngư dân trong vụ đắm thuyền kinh hoàng ở chân đèo Hải Vân.. Là anh công nhân Nguyễn Trọng Thái – tổ trưởng tổ sản xuất công ty cổ phần than Hà Lâm… đã có hàng trăm sáng kiến cải tiến kỹ thuật… đã chứng minh người tạo nên vinh quang có thể là bất kì ai…”

(Theo nguoilaodong.com)

Trình bày cảm nghĩ của Anh(Chị) về gương mặt anh hùng trong thời kì đổi mới.

2 (12,0 điểm)

Chỉ mười năm sau khi xuất hiện, phong trào Thơ Mới đã có người bạn tri âm – Thi nhân Việt Nam – của Hoài Thanh, Hoài Chân. Với những lời tổng kết có tính chất tức thời, nhưng cho đến bây giờ vẫn còn nguyên ý nghĩa:

“Tôi quyết rằng trong lịch sử thơ ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như tời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như LƯu Trọng Lư,… trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cân, quê mùa như Nguyễn Bính… và thiết tha, rao rực, băn khoăn như Xuân Diệu.”

Bằng sự hiểu biết về phong trào Thơ Mới và những tác phẩm đã được học và đã đọc. Anh(chị) hãy bình luận ý kiến nêu trên.

0