13/01/2018, 22:31

[Chính thức] Đề và đáp án chi tiết môn Văn năm 2017 của bộ GD&ĐT

[Chính thức] Đề và đáp án chi tiết môn Văn năm 2017 của bộ GD&ĐT Chủ đề ‘Thấu cảm trong cuộc sống’ và bài ‘Đất nước’ là trọng tâm đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2017. Đề thi môn Văn gồm 2 phần: Phần 1 Đọc Hiểu gồm 4 câu và 2 câu trong phần 2 Tập làm văn. Thời ...

[Chính thức] Đề và đáp án chi tiết môn Văn năm 2017 của bộ GD&ĐT

Chủ đề ‘Thấu cảm trong cuộc sống’ và bài ‘Đất nước’ là trọng tâm đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc Gia năm 2017. Đề thi môn Văn gồm 2 phần: Phần 1 Đọc Hiểu gồm 4 câu và 2 câu trong phần 2 Tập làm văn. Thời gian làm bài 120 phút.

Đề thi Ngữ Văn 2017

I) ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chủng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.

Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bẻ sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khỉ theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uổng một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bẻ mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone – Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)

1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

2. Theo tác giả, thấu cảm là gì?

3. Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích.

4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?

II) TẬP LÀM VĂN (7.0 điểm)

1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

2 (5.0 điểm)

Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hỏn núi bạc ”
Nước là nơi “con cả ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Ầu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.l 18-119)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.


Đáp án và thang điểm chính thức bài thi môn Ngữ Văn – THPT Quốc Gia của bộ Giáo dục và đào tạo

PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HlỂU3
1Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận.0.5
2Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ; là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó…0.5
3Nhận xét được đó là những hành vi tưởng như bình thường nhưng có ý nghĩa trong đời sống; thể hiện sự thấu cảm, chia sẻ;…1
4Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục về mối quan hệ giữa lòng trắc ẩn và sự thấu cảm.1
IILÀM VĂN7
1Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống2
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – họp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù họp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự thấu cảm đối với cá nhân và xã hội. Có thể theo hướng sau:
–   Sự thấu cảm bồi đắp lòng nhân ái, giúp con người biết sống yêu thương, biết chia sẻ và có trách nhiệm.
–   Sự thấu cảm tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
1
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
0.25
2Cảm nhận đoạn thơ và bình luận quan niệm về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm5
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
MB: giới thiệu được vấn đề, TB: triển khai được vấn đề, KB: khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận đoạn thơ và bình luận quan niệm về đất nước.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vân dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
0.5
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích0.5
* Cảm nhận đoạn thơ
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
– Về nội dung: Đoạn trích thể hiện cảm xúc, suy tư và là sự cắt nghĩa khái niệm đất nước của tác giả từ nhiều phương diện.
+ Địa lí: không gian đất nước rộng lớn, mênh mông mà gần gũi, thân quen; thiêng liêng mà bình dị; là nơi sinh tồn của bao thế hệ,…
+ Lịch sử: gắn với cội nguồn, sự tiếp nối của các thế hệ từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, làm nên đất nước trường tồn,…
+ Văn hóa: gắn với những quan niệm, phong tục, tập quán,… kết tinh vẻ đẹp tâm hồn nhân dân.
–  Về nghệ thuật: Đoạn trích sử dụng hiệu quả, sáng tạo thể thơ tự do, chất liệu văn hóa và văn học dân gian; kết họp hài hòa giữa chất trữ tình và chính luận; cách cắt nghĩa khái niệm Đất Nước theo lối chiết tự,…
2.0
* Bình luận quan niệm về đất nước
Thí sinh cần bình luận hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
–    Nguyễn Khoa Điềm quan niệm đất nước là sự tổng họp, thống nhất các phương diện lịch sử, địa lí và văn hóa trong mối liên hệ gắn bó với đời sống nhân dân. Điều đó góp phần thể hiện tư tưởng cốt lõi của đoạn trích Đất Nước – tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
–    Đây là quan niệm mới mẻ, sâu sắc, tiêu biểu cho quan niệm về đất nước trong văn học Cách mạng giai đoạn 1945 – 1975; góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc ở thế hệ trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam thời chống Mĩ; khơi gợi tình yêu, trách nhiệm với đất nước của tuổi trẻ ngày nay.
1.0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0.25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0.5
TỔNG ĐIỂM: 10.0
0