04/06/2017, 00:33
Đồng chí Phạm Văn Đồng cho rằng Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu là khúc ca của những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định đó. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao một tấm gương yêu nước giữa những năm tháng lịch sử đầy biến động đau thương. Văn chương người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy chở nặng đạo yêu nước, thương dân trở thành một vũ khí sắc bén tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược. ...
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định đó.
Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao một tấm gương yêu nước giữa những năm tháng lịch sử đầy biến động đau thương. Văn chương người nghệ sĩ - chiến sĩ ấy chở nặng đạo yêu nước, thương dân trở thành một vũ khí sắc bén tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược. Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một đỉnh cao nổi bật. Tác phẩm này đã trở thành một mẫu mực cho thể văn tế trong lịch sử văn học dân tộc ta, đã xây dựng thành công một hình tượng nghệ thuật đặc sắc về những người nông dân đánh giặc, cứu nước. Trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, đồng chí Phạm Văn Đồng từng đặt bài văn tế này ngang hàng Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và cho rằng một bên là bài ca về người anh hùng chiến thắng, một bên là bài ca về những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Muốn thấy rõ vẻ hiên ngang của người nghĩa quân cần Giuộc chúng ta cần nhìn lại thân phận, tình huống éo le của họ lúc bấy giờ. Những nghĩa quân ấy vốn là nông dân cần mẫn, vất vả trên cánh đồng, luống đất côi cút làm ăn toan lo nghèo khó.
Người nông dân của nước Việt Nam phong kiến, lạc hậu ở thế kỉ 19 suốt đời chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, chưa hề ngó mắt tới cái khiên, cái mác, cái súng, cái cờ. Họ còn rất xa lạ với những cung ngựa, trường nhung, với mười tám ban võ nghệ, chín chục trận binh thư.
Bước vào cuộc chiến đấu với kẻ thù thực dân cướp nước chỉ là những dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Đọ sức với lũ giặc có đủ đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng là những con người áo vải rất ít được huấn luyện, tập tành, trong tay chỉ có dao phay, ngọn tầm vông. Hơn thế, nghĩa quân cần Giuộc lại đảm đương sứ mệnh đánh giặc, cứu nước giữa lúc triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, làm ngơ trước sự hung hãn, lấn lướt của kẻ thù.
Chính trong tình huống éo le trên đã nổi bật lên vẻ hiên ngang, bất khuất khác thường của người nghĩa sĩ. Hình tượng nghĩa sĩ cần Giuộc toát lên vẻ đẹp của lòng tự nguyện xả thân, của tinh thần dũng cảm quyết liệt mà hồn nhiên. Họ chi nài vũ khí, nào đợi trống kì, trống giục mà tấn công dũng mãnh bằng trang bị sẵn có hết sức thô sơ. Đây là bức tranh hùng tráng về những người anh hùng quả cảm:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm deo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rất đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Trong văn học Việt Nam ta trước đó, quả hiếm thấy đoạn văn nào bừng bừng khí thế, quyết liệt và giàu tính tạo hình đến vậy. Các câu văn sử dụng dồn dập nhiều từ miêu tả những động tác mạnh mẽ, táo bạo. Đó là khúc ca của một tập thể nông dân - nghĩa sĩ anh hùng đang lấy gan sắt mà lấn lướt, lấy vũ khí thô sơ mà chọi với tàu thiếc, tàu đồng. Bằng việc sử dụng khá triệt để nghệ thuật tương phản, bài văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm khác thường ở nghĩa sĩ.
Sức mạnh nào đã nâng những người nông dân bình thường lên tư thế hiên ngang, bất khuất ấy? Không gì khác, đó chính là lòng căm thù sâu sắc, đối với lũ giặc tàn bạo, là tình yêu nước thiết tha. Lòng căm thù giặc này bộc trực và hết sức mãnh liệt theo kiểu tâm tính người nông dân Nam bộ: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Họ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Họ nhận thức chống giặc, cứu nước là nghĩa vụ tự nhiên, là việc làm tất yếu của mình. Điều đáng quý là những nghĩa sĩ này mang ý niệm thật đúng đắn về lẽ sống, chết ở đời: thà chết vinh còn hơn sống nhục. Ý niệm này tạo nên tinh thần vì nghĩa cao cả, cảm động ở họ.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ củng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc, cứu được Nguyễn Đình Chiểu dựng lên giữa một bối cảnh thời đại sóng gió dữ dội, giữa lúc sự sống và cái chết đặt con người trước thử thách gay gắt. Những nghĩa sĩ cần Giuộc đã chọn đúng và chết đúng. Bởi thế, ngợi ca họ, Nguyễn Đình Chiểu rất cảm phục, tự hào mà cũng đau đớn, xót xa. Bài văn tế đẫm nước mắt. Nước mắt của nhà thơ. Nước mắt của những mẹ già ngồi khóc trẻ, những vợ yếu chạy tìm chồng. Nước mắt của Nam Bộ tiếc thương những người con - những bậc anh hùng hiên ngang trong thất thế, sáng ngời trong cơn bấn loạn của lịch sử. Trong cảm hứng xót thương và tự hào ấy, bài văn tế nêu cao những tấm gương nghìn năm tiết rỡ, khẳng định danh thơm, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học hiện lên sừng sững một tượng đài nghệ thuật đầy màu sắc bi tráng về người nông dân- nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được kết cấu chặt chẽ theo bốn phần của thể văn tế truyền thống. Bài văn vừa giàu tính tạo hình vừa thắm thiết chất trữ tình. Đó quả là khúc ca bi tráng về những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Muốn thấy rõ vẻ hiên ngang của người nghĩa quân cần Giuộc chúng ta cần nhìn lại thân phận, tình huống éo le của họ lúc bấy giờ. Những nghĩa quân ấy vốn là nông dân cần mẫn, vất vả trên cánh đồng, luống đất côi cút làm ăn toan lo nghèo khó.
Người nông dân của nước Việt Nam phong kiến, lạc hậu ở thế kỉ 19 suốt đời chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ, chưa hề ngó mắt tới cái khiên, cái mác, cái súng, cái cờ. Họ còn rất xa lạ với những cung ngựa, trường nhung, với mười tám ban võ nghệ, chín chục trận binh thư.
Bước vào cuộc chiến đấu với kẻ thù thực dân cướp nước chỉ là những dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Đọ sức với lũ giặc có đủ đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đồng là những con người áo vải rất ít được huấn luyện, tập tành, trong tay chỉ có dao phay, ngọn tầm vông. Hơn thế, nghĩa quân cần Giuộc lại đảm đương sứ mệnh đánh giặc, cứu nước giữa lúc triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, làm ngơ trước sự hung hãn, lấn lướt của kẻ thù.
Chính trong tình huống éo le trên đã nổi bật lên vẻ hiên ngang, bất khuất khác thường của người nghĩa sĩ. Hình tượng nghĩa sĩ cần Giuộc toát lên vẻ đẹp của lòng tự nguyện xả thân, của tinh thần dũng cảm quyết liệt mà hồn nhiên. Họ chi nài vũ khí, nào đợi trống kì, trống giục mà tấn công dũng mãnh bằng trang bị sẵn có hết sức thô sơ. Đây là bức tranh hùng tráng về những người anh hùng quả cảm:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm deo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rất đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Trong văn học Việt Nam ta trước đó, quả hiếm thấy đoạn văn nào bừng bừng khí thế, quyết liệt và giàu tính tạo hình đến vậy. Các câu văn sử dụng dồn dập nhiều từ miêu tả những động tác mạnh mẽ, táo bạo. Đó là khúc ca của một tập thể nông dân - nghĩa sĩ anh hùng đang lấy gan sắt mà lấn lướt, lấy vũ khí thô sơ mà chọi với tàu thiếc, tàu đồng. Bằng việc sử dụng khá triệt để nghệ thuật tương phản, bài văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm khác thường ở nghĩa sĩ.
Sức mạnh nào đã nâng những người nông dân bình thường lên tư thế hiên ngang, bất khuất ấy? Không gì khác, đó chính là lòng căm thù sâu sắc, đối với lũ giặc tàn bạo, là tình yêu nước thiết tha. Lòng căm thù giặc này bộc trực và hết sức mãnh liệt theo kiểu tâm tính người nông dân Nam bộ: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Họ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Họ nhận thức chống giặc, cứu nước là nghĩa vụ tự nhiên, là việc làm tất yếu của mình. Điều đáng quý là những nghĩa sĩ này mang ý niệm thật đúng đắn về lẽ sống, chết ở đời: thà chết vinh còn hơn sống nhục. Ý niệm này tạo nên tinh thần vì nghĩa cao cả, cảm động ở họ.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ củng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc, cứu được Nguyễn Đình Chiểu dựng lên giữa một bối cảnh thời đại sóng gió dữ dội, giữa lúc sự sống và cái chết đặt con người trước thử thách gay gắt. Những nghĩa sĩ cần Giuộc đã chọn đúng và chết đúng. Bởi thế, ngợi ca họ, Nguyễn Đình Chiểu rất cảm phục, tự hào mà cũng đau đớn, xót xa. Bài văn tế đẫm nước mắt. Nước mắt của nhà thơ. Nước mắt của những mẹ già ngồi khóc trẻ, những vợ yếu chạy tìm chồng. Nước mắt của Nam Bộ tiếc thương những người con - những bậc anh hùng hiên ngang trong thất thế, sáng ngời trong cơn bấn loạn của lịch sử. Trong cảm hứng xót thương và tự hào ấy, bài văn tế nêu cao những tấm gương nghìn năm tiết rỡ, khẳng định danh thơm, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học hiện lên sừng sững một tượng đài nghệ thuật đầy màu sắc bi tráng về người nông dân- nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được kết cấu chặt chẽ theo bốn phần của thể văn tế truyền thống. Bài văn vừa giàu tính tạo hình vừa thắm thiết chất trữ tình. Đó quả là khúc ca bi tráng về những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang.